Cách om chè xanh đúng chuẩn người Nghệ Tĩnh
1. Chọn nguyên liệu theo cách om chè xanh người Nghệ
-
Dụng cụ om chè xanh: Ấm tích, ấm thủy tinh là ngon nhất. Hạn chế sử dụng bình nhựa...
-
Chọn chè để om: Chè trên đồi ngon hơn vì nhiều nắng hơn chè vườn. Chọn chè đã già nhưng không vàng, loại lá chè to, xanh mướt. Cách nhận biết lá chè già là dùng tay bẻ lá chè nếu gãy đôi thì chè già. Với chè non cũng om được nhưng nước không ngon bằng. Hơn nữa người Nghệ om chè xanh gồm cả phần gốc (chỉ bỏ phần gốc sần sùi dưới cùng).
-
Nước để om chè: Nước giếng, nước mưa.
2. Sơ chế và om chè xanh
-
Chè xanh rửa sạch, vò hơi dập lá rồi bỏ vào ấm tích.
-
Đun nước sôi, đổ khoảng 100 ml tráng qua chè rồi đổ bỏ đi.
-
Đổ nước sôi còn lại vào khoảng 2/3 ấm tích, đậy kín nắp, chừng 1 phút thì đổ thêm 1 chén nước sôi để nguội. Đậy nắp và chờ 15 phút là có món chè xanh ngon.
3. Cách om chè xanh đúng chuẩn người Nghệ xưa
3.1. Sơ chế
- Chè cắt nguyên cành, chỉ bỏ gần gốc già nhất và lá vàng, lá bị dập.
- Rửa sạch, bẻ ngắn khoảng nửa gang tay.
3.2. Nấu nước chè xanh
- Dùng nồi đất (loại nồi chỉ dùng nấu nước chè, không nấu món khác), đổ khoảng 2/3 nồi nước giếng.
- Đun sôi nước thì vò lá chè hơi dập. Lưu ý chờ khi nước sôi mới vò chè để có màu xanh nhất. Ngoài ra, chỉ vò hơi nát, nếu vò mạnh tay quá sẽ khiến nước chè đục, không đẹp và ngon.
- Giảm nhỏ lửa, thả chè xanh vào. Lấy thêm một miếng lá chuối tươi đậy trước khi đậy vung.
- Tăng lửa lớn, khi thấy nước sôi lại thì cho vào một bát nước nguội. Đây chính là bí quyết trong cách om nước chè xanh của người Nghệ Tĩnh xưa. Cách làm này giúp chè không bị tanh như om trong ấm tích.
- Giảm lửa để màu chè xanh và hương thơm nguyên chất nhất.
- Cất vung, để lại miếng lá chuối, dùng đũa làm thủng vài lỗ nhỏ để chè thoát hơi, nước xanh đẹp mắt hơn.
3.3. Thưởng thức nước chè xanh
-
Chè xanh ngon nhất là sau 10 phút khi tắt bếp.
-
Sau khi tắt bếp vẫn đậy lá chuối. Nếu nhà không có lá chuối thì bạn nên hé vung và cắm vào một chiếc đũa tre nhé.
4. Cách om chè xanh cho đám tiệc
Một nét riêng của làng quê Xứ Nghệ nữa là quán nước, đám cưới, hội họp chi cũng uống nước chè xanh sất, người ta om trong thùng ghánh nước (thùng làm bằng gỗ dung tích khoảng 15 - 20 lít/thùng). Một đám cưới thường phải om chừng hai gánh nước chè xanh, cách om như sau.
Chè xanh rửa sạch vò dập cho vào thùng, đun nước sôi đổ vào, đậy lá chuối lên và đục vài lỗ cho thoát hơi. Thường thì người ta om làm hai ba lần, lần đầu om để đón khách, chừng sắp vơi thùng thứ nhất thì mới om thùng thứ hai để tiếp nước mà chè không bị ôi.
Trong văn hóa người Nghệ, những đám cưới, giỗ chạp lớn…n gười quê thường cắt cử người nấu nước chè xanh riêng, kỵ cả việc chọn tay người om chè, người này không nên thò tay vào các việc như làm cá, rửa thịt… Theo phong tục, người om chè xanh phải có đôi tay phải sạch sẽ, rửa tay chính bằng nước chè cũ trước khi vò chè xanh cho vào nồi. Tinh túy của chè xanh được thể hiện ở đôi tay của người om chè, nhờ vào đó mà chủ nhà có thể chiều lòng được cả những người khách khó tính nhất.
5. Lời kết
Không chỉ ở quê hương, những gia đình người Nghệ sống xa quê hầu như vẫn giữ thói quen uống nước chè xanh, dù đó là một thường dân hay một vị tổng giám đốc, tất thảy đều không để thiếu trong gia đình của họ “đọi chè xanh ăm ắp vị tình quê”.
Nhiều khi người quê trồng chè làm bờ rào, một công đôi lợi, vừa có bờ rào bảo vệ vườn tược, vừa có chè xanh để uống. Đi làm đồng về, vác dao chạy ra vườn chặt một nắm chè vào rửa sạch rồi khoanh tròn vào trong nồi đất, đặt lên bếp đun sôi, tắt lửa để chừng năm mười phút là gọi nhau sang uống.
Nghệ ngữ vừa giới thiệu đến bạn cách om chè xanh đúng chuẩn người Nghệ Tĩnh. Hy vọng thông tin đó sẽ giúp bạn có thêm thức uống đậm đà vị quê hương!
Tổng hợp bởi nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?