Tiếng Quảng Nam khác gì so với tiếng Nghệ?

Thứ tư - 22/05/2024 02:25
Tiếng Quảng Nam là một phương ngữ vô cùng thú vị. Nhiều người còn cho rằng tiếng xứ Quảng còn khó nghe hơn tiếng Nghệ Tĩnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tiếng của người xứ Quảng nhé!
tieng quang nam
Tiếng Quảng Nam và tiếng Nghệ có chung nguồn gốc?

 

1. Nguồn gốc tiếng Quảng Nam là tiếng Nghệ?


Nếu như tiếng Nghệ là đặc sản An Nam thì nguồn gốc tiếng Quảng Nam còn có nhiều ý kiến trái chiều, gây tranh cãi. Chuyên mục Tâm tình người Nghệ xin giới thiệu 3 luồng ý kiến hiện tại như sau:
 

  • Theo tác giả Vũ Đức Sao Biển, tổ phụ của người Quảng Nam phần lớn là người Thanh Hóa - Nghệ An nên "người Quảng Nam nói thứ ngôn ngữ mà tổ phụ và bà con xung quanh thường nói". Quan điểm này trùng với ý kiến của TS Andrea Hoa Pham khi cho rằng "di dân từ Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh đã mang đặc điểm thổ ngữ của vùng quê vào Quảng Nam" và hình thành nên giọng nói đặc trưng của tỉnh này.

  • Tiếng nói của người Quảng Nam xuất phát từ tiếng Việt cổ, và ảnh hưởng từ các ngôn ngữ ở miền Trung.

  • Tiếng xứ Quảng có nguồn gốc từ tiếng Chăm, một ngôn ngữ Austronesia.

 

2. So sánh tiếng Quảng Nam và tiếng Nghệ Tĩnh

hoc tieng quang nam
Phương ngữ Quảng Nam và Nghệ Tĩnh có nhiều điểm chung.



Mặc dù chưa thống nhất ý kiến về nguồn gốc tiếng Quảng Nam nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy tiếng nói xứ Quảng có vô số từ giống như tiếng Nghệ An Hà Tĩnh. Dưới đây Nghệ ngữ sẽ tổng hợp thành bảng để bạn đọc dễ hình dung.

 

Tiếng Quảng Nam

Tiếng Nghệ

Dịch sang tiếng Việt phổ thông

Bá láp, bá xàm

Ba láp

Nói năng bậy bạ, sai trái

Ba xăng khao

rờ rờ rận rận

Tào lao, ăn nói vớ vẩn

Bá vơ

cà trắp

Tào lao. Không đáng tin

Bành chát, bành sư, bành sư chát

chà bá

Cái gì to lớn quá khổ

Bảy đáp

tài lô/lái lợn

Danh từ chung chỉ những người chuyên mổ heo

Bị

bâu

Cái túi áo (dính liền với áo)

Chè hẻ

chạng háng

Trạng thái ngồi mà không khép hai đùi lại.

Chùm hum

xum

Trạng thái nhiều người đứng vào một chỗ.

Chuổi

chủi

Cây chổi quét nhà.

Chừ

dừ

Bây giờ.

Cúp

cắt

Hớt tóc

Dặn

mắc

Bận rộn

Diều

diều

Cái bầu chứa thóc gạo trong thực quản của gà vịt, trước khi đưa các loại thức ăn đó xuống mề.

Diếc

diếc

Một loại cá nước ngọt, vảy trắng, thường về ruộng sau mùa lụt.

Dị

rầy

Xấu hổ, mắc cỡ.

Đà

đạ

đã

Đầu dầu

trốôc trần

Đầu trần, không đội nón.

Đùi

mòn

Trạng thái của vật dụng không còn bén nữa.

Đủm

đủn

Khúc. Ngắn ngủn. Ngắn.

Gù (gò)

cưa/tán

Tán, tán tỉnh. Nói dịu dàng để lung lạc người khác.

Hỷ

hè/hầy/hề

Nhé, nhá. Vậy (thường đứng cuối câu).

Hường

hường

Màu hồng

Kỵ

kỵ/ngày kỵ

Đám giỗ

Khỏ

Khỏ

Cầm cây đánh vào đầu.

Khu đĩ

 khu đị 

Chỗ vách nhà nhọn, hình tam giác đỡ lấy hai mái nhà 

Mằn

mằn/mò

Sờ sẫm. Mân mê.

Nhằm

nhằm

Đúng, không sai.

Ni

ni

Này. Bên này.

Nớ

 Đó. Kia. Bên kia.

Răng

răng

Sao.

Ri

ri/ri nì

Như thế này.

Sè sẹ

sè sẹ

Khẽ khàng. Nhè nhẹ để không gây ra tiếng động.

tê/tê tề

Kia. Đằng kia.

Tề

tề/đó tề

Kìa.

Tuối

túi

Tối.

Trù trừ

trù trừ

 Trạng thái còn dắn đo, không dứt khoát.

Ú

ú

Mập, tròn vo.

Ưng

ưng

Vừa ý, đồng ý.


Qua bảng trên chúng ta thấy tiếng Quảng Nam và tiếng Nghệ có rất nhiều từ dùng chung như: ni, tề, nớ, ri, ưng, sè sẹ, mằn, nhằm, khỏ... Ngoài ra, tiếng Nghệ tương đồng với tiếng các miền khác. Trong các bài viết sau Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật để bạn đọc cùng tham khảo nhé!
 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây