Chừ là gì? Chừ có phải tiếng Nghệ Tĩnh không?

1. Chừ là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, chừ là phương ngữ có nghĩa là "giờ, bây giờ". Ví dụ: từ sáng tới chừ (từ sáng tới giờ), đi mô chừ (đi đâu bây giờ)...
Cụ thể hơn, theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, chừ là phương ngữ xứ Huế hoặc vùng từ Huế vào Quảng Nam. Bạn đọc có thể tìm thấy từ "chừ" trong từ điển tiếng Quảng Nam mà chúng tôi giới thiệu trước đó nha.
Trên thực tế, vì là phương ngữ nên từ chừ ít được sử dụng trên báo chí, sách... Từ này thường được dùng trong giao tiếp, hoặc một số tác phẩm văn học, thơ ca. Ví dụ các câu thơ sau mà bạn có thể thấy:
Bây chừ mưa nắng mồ côi
Trăng gầy neo mãi chân trời hôm qua.
Bây chừ thì mẹ đã xa
Những ngày khổ cực như là cơn mơ
2. Một số ví dụ dùng từ chừ
Từ "chừ" không phải là tiếng Nghệ Tĩnh, từ này đồng nghĩa với từ dừ trong tiếng Nghệ với nghĩa "giờ, bây giờ".
Dưới đây là một số ví dụ dùng từ chừ mà bạn đọc có thể tìm thấy trên báo chí, giao tiếp hằng ngày nha.
-
Bây chừ: Bây giờ
-
Đi mô chừ: Đi đâu giờ
-
Mần chi chừ: Làm gì giờ
Hy vọng qua bài viết nhỏ này bạn đọc đã hiểu nghĩa từ chừ là gì. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin cho chúng tôi qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?