Dừ tiếng Nghệ An là gì? Một vài ví dụ dùng từ dừ
Dừ tiếng Nghệ An là gì? Vì sao người Nghệ hay nói "dừ"? Mời bạn đọc cùng Nghệ ngữ tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

1. Dừ tiếng Nghệ An là gì?
Dừ là một từ xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày của người dân Nghệ Tĩnh. Vậy dừ tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc "dừ" có thể hiểu là "giờ", "bây giờ" theo nghĩa tiếng Việt phổ thông.
Cụ thể hơn hãy khám phá từ dừ qua một số ví dụ sau nha.
-
Bựa dừ khỏe khô ông: Bữa giờ khỏe không
-
Dừ mi đi à: Bây giờ mày đi à
-
Dừ ý mi a răng: Bây giờ ý mày thế nào
-
Mần chi dừ: Làm gì bây giờ.
Lưu ý với bạn đọc, trong một vài trường hợp từ "dừ" không mang nghĩa mà chỉ thể hiện cảm xúc. Ví dụ người Nghệ có câu "lưa chi nựa dừ" thì có thể hiểu là "còn gì nữa đâu". Từ "dừ" lúc này không nên dịch thành "giờ" mà mang nghĩa bày tỏ cảm xúc mất mát điều gì đó.
Từ "dừ" đồng nghĩa với từ chừ trong tiếng Huế, tiếng Quảng Nam bạn nha.

2. Một số bài thơ sử dụng từ "dừ" trong tiếng Nghệ
Từ "dừ" được sử dụng rất nhiều trong đời sống người dân xứ Nghệ. Trong chuyên mục thơ tiếng Nghệ từ dừ thường xuyên xuất hiện. Ví dụ, tác giả Từ Công Hải có bài thơ nổi tiếng: Chuyện dừ mới kể:
Có chuyện ni đến dừ tau mới kể
Lần đi cưa cân gấy dưới bể ngang
Trời túi rồi mà nỏ có đò sang
Ta cổi lổ để bơi sang mi hẹ
Cùn áo buộc vô bao như nùi giẻ
Bơi qua sông hấn mát mẻ đạ ghê
Sang đến nơi quỳn áo ướt tư bề
Ta vẫn sắt oi như không hề chi cả
Từ "dừ" trong câu "có chuyện ni đến dừ tau mới kể" dịch thành "có chuyện này đến giờ tao mới kể".
Hay trong bài thơ Bàn về trận gặp Indonesia, tác giả Xom Ao Nguyen viết:
Triều qua coi bay đá
Túi về mần mấy quai
Sớm vội đi bới khoai
Rảnh dừ viết mấy trự
Chú muốn hỏi bay thử
Bựa qua đá ra răng
Cứ nhùng nhà nhùng nhằng
Hòa mà gin cu truốt
Câu thơ "rảnh dừ viết mấy trự" dịch theo tiếng phổ thông là: "Rảnh giờ viết mấy chữ". Như vậy từ dừ thường xuyên được dùng với nghĩa "bây giờ", "giờ".
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu dừ tiếng Nghệ An là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác mời bạn đọc gửi tin nhắn qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com nhé. Trân trọng!
>>> Xem thêm: Đầu gối tiếng Nghệ An là gì?
Tổng hợp bởi nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?