Bứt phá hay bức phá là đúng? Bứt phá nghĩa là gì?
Bứt phá hay bức phá là đúng? Đáp án chính xác là bứt phá nhé, còn bức phá là từ viết sai. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết nghĩa từ bứt phá nha!
1. Bứt phá hay bức phá là đúng?
Bứt phá hay bức phá là đúng? Thưa với bạn đọc đáp án chính xác là bứt phá. Còn từ bức phá sai chính tả nhé.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt bứt phá có nghĩa: vượt hẳn lên, cách xa so với mức độ, giới hạn... thông thường. Ví dụ chúng ta nói: khả năng bứt phá của vận động viên, bộ sưu tập thời trang có nhiều bứt phá trong thiết kế...
Hoặc chúng ta dễ dàng phân biệt bức phá hay bứt phá ngay trên các tờ báo. Ví dụ, bạn gõ tìm kiếm từ bứt phá trên báo Tuổi trẻ sẽ nhận được các bài viết như sau:
-
Vì sao cá ngừ xuất khẩu sang thị trường EU bứt phá gấp 317 lần?
-
Đường hoa xuân Cao Lãnh: ‘Đồng Tháp Sen Hồng, Bứt phá tiên phong’
-
Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM có rất nhiều động lực phát triển, bứt phá trong năm 2024
-
Tổng giám đốc Xiaomi Việt Nam: Chúng tôi bứt phá bằng chính giá trị nội tại
-
Làm gì để kinh tế bứt phá?
>>>Tìm hiểu thêm: Lí do hay lý do là đúng chính tả?
2. Phân biệt bức hay bứt
Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn bứt phá hay bức phá vì "bức hay bứt" đều là từ có nghĩa. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt hai từ này có nghĩa cụ thể sau:
Bứt:
-
Là động từ chỉ "giật mạnh làm cho đứt rời ra". Ví dụ: vò đầu bứt tóc, bứt lá cây...
-
Là phương ngữ xứ Nghệ có nghĩa cắt cỏ, cắt ra.
-
Là khẩu ngữ có nghĩa tách lìa hẳn để đi nơi khác, làm việc khác. Ví dụ "vận động viên bứt lên dẫn đầu đoàn đua".
Bức:
-
Là danh từ chỉ chỉ từng đơn vị vật hình tấm, trên bề mặt có tranh ảnh, chữ viết. Ví dụ: Bức thư, bức tranh..
-
Là từ dùng để chỉ từng đơn vị vật có bề mặt thường là hình chữ nhật, dùng để che chắn. Ví dụ: Bức tường, bức bình phong...
-
Là động từ chỉ làm cho bị dồn vào thế bắt buộc phải làm điều hoàn toàn trái với ý muốn. Ví dụ: Bức địch ra hàng...
-
Là tính từ chỉ nóng ngột ngạt, rất khó chịu. Ví dụ: trời bức quá!
Chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc phân biệt bức hay bứt cụ thể nhé.
Thắc mắc thường gặp |
Đáp án chính xác |
bức phá hay bứt phá |
bứt phá |
bứt rứt |
|
bức xúc hay bứt xúc |
bức xúc |
oi bức hay oi bứt |
oi bức |
bức tốc hay bứt tốc |
bứt tốc |
3. Trong tiếng Nghệ bức/bứt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Nghệ Tĩnh, bứt và bức là hai từ có nhiều nghĩa khác nhau. Dưới đây Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết.
-
Bứt: Cắt. Ví dụ "đi bứt cỏ", "đi bứt ngô". Lưu ý tùy theo vùng mà có nơi nói "bứt" hoặc "bít".
-
Bức: Vội vàng. Ví dụ người Nghệ nói "đi mô mà bức rứa" thì hiểu "đi đâu mà vội thế".
Như vậy, khi thắc mắc bứt phá hay bức phá thì bạn đọc nhớ bứt phá là từ viết đúng nhé. Ngoài ra cần phân biệt bức hay bứt chi tiết như trên bạn nha. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?