Viết dơ bẩn hay giơ bẩn? Dây bẩn hay giây bẩn đúng?
Tiếng Việt có những từ đồng âm nhưng khác nghĩa khiến nhiều người nhầm lẫn như dơ bẩn hay giơ bẩn, dây bẩn hay giây bẩn. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết!

1. Dơ bẩn hay giơ bẩn đúng chính tả?
Trường hợp dơ hay giơ gây nhầm lẫn nhiều nhất trong tiếng Việt. Ví dụ, viết dơ bẩn hay giơ bẩn, giơ mặt hay dơ mặt mới đúng chính tả?
Đáp án là viết dơ bẩn - viết d mới đúng chính tả. Cụ thể, dơ là phương ngữ miền Nam có nghĩa là "bẩn", viết/nói "dơ bẩn" là để nhấn mạnh. Còn "giơ" là "đưa cao lên hoặc đưa ra phía trước" nên không phù hợp khi ghép với "bẩn".
Ví dụ dùng từ "dơ bẩn" trên báo chí mà bạn có thể thấy như sau:
-
Nhà vệ sinh bệnh viện tư không dơ bẩn như bệnh viện công, vì sao?
-
Bắt hơn 1,7 tấn heo giết mổ dưới sàn nhà dơ bẩn
2. Dây bẩn hay giây bẩn?
Tương tự trường hợp trên, với trường hợp này cách viết đúng chính tả là dây bẩn - viết d như trường hợp dây dưa. Cụ thể, "dây" ở đây có nghĩa là dính vào chút ít làm cho bị bẩn". Ví dụ: Máu dây ra tay, mực dây ra sách... Còn viết giây bẩn là sai chính tả nhé.
Ví dụ dùng từ "dây bẩn":
-
Tuyệt chiêu không dây bẩn khi sơn nhà
-
Sơn cửa sổ không bị dây bẩn ra kính
Như vậy, với 2 trường hợp trên bạn đều cần viết d: dơ bẩn, dây bẩn mới đúng chính tả. Bạn nhớ phân biệt rõ để tránh nhầm cách dùng d và gi nha!
Viết bởi Nghengu.vn
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?
-
Viết tinh giản hay tinh giảm biên chế mới đúng chính tả?
-
Hành chánh hay hành chính là đúng? Chánh quyền hay chính quyền?
-
Viết gian díu hay dan díu mới đúng? Phân biệt gian hay dan
-
Thành ngữ ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai mới đúng?