Dữ tợn hay giữ tợn viết đúng? Cách phân biệt giữ hay dữ
Dữ tợn hay giữ tợn viết đúng chính tả? Đáp án là dữ tợn viết đúng chính tả nhé. Cùng Nghệ ngữ phân biệt giữ hay dữ chi tiết ngay sau đây!
1. Dữ tợn hay giữ tợn viết đúng chính tả?
Như đề cập ở trên khi thắc mắc dữ tợn hay giữ tợn viết đúng chính tả thì bạn đọc nhớ: Dữ tợn viết đúng, còn giữ tợn viết sai chính tả nhé! Đây là trường hợp gây nhầm lẫn giữ d/gi tương tự như dày vò hay giày vò.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt ghi nhận dữ tợn là tính từ có nghĩa "rất dữ với vẻ đe doạ, trông đáng sợ".
Bạn đọc cũng có thể thấy từ dữ tợn được dùng khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ ở báo Vnexpress có các bài viết sau:
-
Chú chó Chihuahua dữ tợn
-
Lamborghini Gallardo 'xăm' hình rồng dữ tợn
-
Thủy triều dữ tợn trên sông Tiền Đường
-
'Quái vật biển' không dữ tợn
-
Nhan Phúc Vinh dữ tợn trên 'Đường đua'
>>>Xem thêm: Ra dáng hay da dáng viết đúng chính tả?
2. Cách phân biệt giữ hay dữ chi tiết
Không chỉ dữ tợn hay giữ tợn mà nhiều từ như dữ dội hay giữ dội, giận giữ hay giận dữ, dữ vậy hay giữ vậy, dữ gìn hay giữ gìn... cũng khiến người nhiều viết sai. Để phân biệt dữ hay giữ thì chúng ta cần hiểu rõ nghĩa từng từ này như sau:
Dữ: Là tính từ
-
Có nghĩa "(người hoặc vật) có những hành vi, biểu hiện đáng sợ, tỏ ra sẵn sàng làm hại hoặc gây tai hại cho người khác, vật khác". Ví dụ: chó dữ, tính tình dữ lắm...
-
Có nghĩa "có chứa những điều không hay hoặc có thể mang lại tai hoạ một cách đáng sợ". Ví dụ: Lành ít dữ nhiều, tin dữ...
-
Là phương ngữ có nghĩa "(sự việc diễn ra, biểu hiện ra) có cường độ rất mạnh, ở mức độ cao khác thường". Ví dụ: Sóng dữ, gió thổi dữ...
Giữ: Là động từ
-
Có nghĩa "làm cho ở nguyên tại vị trí nào đó, không có sự di động, di chuyển, hoặc không rơi, không đổ". Ví dụ: giữ lại không cho về, giữ xe...
-
Có nghĩa "làm cho vẫn nguyên như vậy, không thay đổi". Ví dụ: giữ thói quen tập thể dục, giữ mồm giữ miệng...
-
Có nghĩa "trông coi, để ý đến để không bị mất mát, tổn hại". Ví dụ: giữ em, giữ nhà....
-
Có nghĩa "đảm đương, chịu trách nhiệm". Ví dụ: giữ chức vụ bộ trưởng...
Tiếng Nghệ đã tổng hợp các thắc mắc về dùng dữ hay giữ trong bảng sau để bạn đọc tiện theo dõi:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng chính tả |
dữ dội hay giữ dội |
dữ dội |
giận giữ hay giận dữ |
giận dữ |
dữ vậy hay giữ vậy |
dữ vậy (làm gì dữ vậy) |
dữ gìn hay giữ gìn |
giữ gìn |
dữ liệu hay giữ liệu |
dữ liệu |
giữ dáng hay dữ dáng |
giữ dáng |
giữ nguyên hay dữ nguyên |
giữ nguyên |
nhiều giữ hay nhiều dữ |
nhiều dữ (phương ngữ) |
tin giữ hay tin dữ |
tin dữ |
Canh giữ hay canh dữ |
canh giữ |
Dữ chưa hay giữ chưa |
dữ chưa |
Giữ gìn hay giữ dìn |
giữ gìn |
Kết lại, trong 2 từ dữ tợn hay giữ tợn thì dữ tợn viết đúng chính tả. Ngoài ra, bạn đọc cần phân biệt giữ hay dữ theo từng ngữ cảnh khác nhau như trên. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?