Viết gây dựng hay gầy dựng? Nên dùng từ nào hay hơn?

1. Viết gây dựng hay gầy dựng?
Trong tiếng Việt có những trường hợp lưỡng khả - tức 2 từ đều viết đúng chính tả như gây dựng hay gầy dựng, thấm thoát hay thấm thoắt, thắc thỏm hay thấp thỏm, mồng hay mùng...
Như vậy, bạn đọc có thể viết gây dựng hoặc gầy dựng đều được, tùy theo sở thích mà bạn tùy nghi sử dụng một trong 2 từ này. Tuy nhiên, chỉ có một từ được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đó là từ "gây dựng".
Một số ví dụ dùng 2 từ này mà chúng ta sẽ thấy trên báo chí như sau:
Viết gây dựng - Viết đúng chính tả ✅:
-
'Có con giống, có cám, chúng tôi sẽ gây dựng lại từ đầu'
-
Gây dựng quan hệ tốt đẹp từ lúc học đại học
-
Nhạc sĩ Đỗ Dũng, người gây dựng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam
-
Gây dựng sức sống cho chi đoàn
Viết gầy dựng - Viết đúng chính tả ✅:
-
Ông lão tốt dạ luôn sẵn lòng giúp đỡ bà con gầy dựng chốn an cư.
-
Cộng sự David Sun đã gầy dựng nên đế chế Kingston.
-
Philippe Troussier lại không thể gầy dựng thành công cùng bóng đá Việt Nam.
-
Hành trình gầy dựng niềm tin
>>>Đọc thêm: Cặp bến hay cập bến đúng? Cách phân biệt cặp và cập
2. Gây dựng là gì? Nên viết gây hay gầy dựng?
Theo từ điển tiếng Việt, gây dựng là động từ có nghĩa "tạo ra cái cơ sở để từ đó phát triển lên". Ví dụ: gây dựng cơ đồ, gây dựng phong trào,...
Câu hỏi đặt ra lúc này, cả 2 từ gầy dựng và gây đựng đều đúng, nên viết từ nào hay hơn? Theo Nghệ ngữ, điều này tùy thuộc khi bạn đọc viết thì có thể chọn gây/gầy theo cảm nhận để câu văn hay hơn, suôn hơn.
Ví dụ, ngay đầu câu nên viết "gây dựng cơ đồ" sẽ hay hơn là "gầy dựng cơ đồ". Nhưng giữa câu thì có thể viết gầy dựng như "Philippe Troussier lại không thể gầy dựng thành công bóng đá Việt".
Tóm lại, cả gây dựng hay gầy dựng đều đúng, được sử dụng như nhau và tùy theo ngữ cảnh, cảm nhận mà bạn dùng một trong 2 từ này nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy để lại bình luận hoặc xem thêm các bài viết khác ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Quấn hay cuốn? Quấn hút hay cuốn hút? Quấn người hay cuốn người?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Dập hay giập đúng? Dập nát hay giập nát? Dập tắt hay giập tắt?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ