Tuột hay tụt? Tiếng Nghệ nói tuột/tụt là gì?
Tuột hay tụt viết đúng chính tả? Đáp án là cả 2 từ tụt hay tuột đều viết đúng. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu cách dùng tuột/tụt chi tiết nhé!
1. Tuột hay tụt viết đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, tuột hay tụt đều là từ viết đúng chính tả và có nghĩa trong tiếng Việt. Vì thế, để phân biệt tụt hay tuột thì chúng ta cần tìm hiểu nghĩa chi tiết của từng từ này ngay nhé!
1.1. Tuột là gì?
Trong từ điển tiếng Việt, tuột có nhiều nghĩa khác nhau. Dưới đây là các nghĩa chi tiết:
-
Là động từ có nghĩa "bị rời ra khỏi, không còn giữ lại được nữa". Ví dụ: tuột tay đánh rơi điện thoại, xe đạp tuột xích... Lúc này tuột đồng nghĩa với sút, vuột, buột...
-
Là phương ngữ có nghĩa "tụt ra khỏi người". Ví dụ: chạy tuột giày, quần tuột xuống gối...
-
Là phương ngữ có nghĩa tụt từ trên cao xuống. Ví dụ: tuột/tụt từ trên cây xuống
-
Là tính từ có nghĩa "dứt khoát và mau lẹ làm cho rời bỏ, rời khỏi đi". Ví dụ: lôi tuột ngay đi, xe lao tuột xuống dốc...
1.2. Tụt là gì?
Sở dĩ nhiều người thắc mắc tuột hay tụt vì 2 từ này có một nghĩa tương đồng, dùng thay thế nhau được. Trong tiếng Việt, từ tụt có các nghĩa sau:
-
Là động từ đồng nghĩa với "tuột", có nghĩa "di chuyển từ trên cao xuống, bằng cách bám vào một vật và tự buông mình xuống dần dần". Ví dụ: từ trên cây tụt xuống...
-
Có nghĩa "rời hoặc làm cho rời khỏi một vị trí và di chuyển xuống một vị trí thấp hơn một cách tự nhiên". Ví dụ: trượt chân, tụt xuống hố, quần tụt đến gối...
-
Là khẩu ngữ có nghĩa "giảm xuống, hạ thấp xuống một cách rõ rệt về số lượng, mức độ, trình độ...". Ví dụ: nhiệt độ tụt xuống thấp, học lực ngày càng tụt...
-
Có nghĩa "rời hoặc làm cho rời khỏi một vị trí để lùi lại phía sau". Ví dụ: tụt lại phía sau, ngôi nhà nằm tụt trong ngõ...
>>>Xem thêm: Đọc giả hay độc giả viết đúng?
2. Cách dùng tụt hay tuột chi tiết
Ở trên chúng ta thấy tuột hay tụt đều là cách viết đúng chính tả. Vậy khi nào viết tụt, khi nào viết tuột? Viết tuột dốc hay tụt dốc, tuột mood hay tụt mood, tuột hay tụt huyết áp?
Chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc dễ tham khảo nhanh nhất.
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
tụt hay tuột |
2 từ đều có nghĩa |
tuột dốc hay tụt dốc |
tuột dốc |
tuột mood hay tụt mood |
tụt mood |
tụt dốc hay tuột dốc |
tuộc dốc |
tuột hay tụt huyết áp |
tụt huyết áp |
tuột dốc hay tụt dốc |
tuột dốc |
cầu tuột hay cầu tuột |
cầu trượt |
Như vậy, tụt hay tuột đều đều được ghi nhận trong từ điển với những nghĩa như trên. Tuỳ trường hợp mà dùng tụt/tuột. Ví dụ, chúng ta nói "xe tuột xích" sẽ đúng (không nói xe tụt xích), hoặc nói "tụt hậu" mà không nói "tuột hậu".
3. Tiếng Nghệ nói tụt và tuột là gì?
Trên thực tế, người Nghệ vẫn nói tụt hay tuột theo các nghĩa trên. Nhưng có một điều thú vị, họ còn dùng từ khác để nói tuột/tụt. Cụ thể như sau:
-
Tụt = trụt. Ví dụ: Trụt từ trên cây xuống
-
Tuột = truột. Ví dụ: truột chạc
Kết lại, tuột hay tụt đều là từ có nghĩa tương đồng nhưng cách dùng sẽ khác nhau. Bạn đọc căn cứ theo bảng trên mà dùng cho chính xác nha. Nếu còn thắc mắc hãy nhắn qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?