Bắt trước hay bắt chước đúng? Nghĩa chi tiết là gì?

Thứ bảy - 29/06/2024 20:27
Bắt trước hay bắt chước đúng chính tả? Đáp án là bắt chước. Đây là trường hợp nhầm lẫn giữa tr/ch phổ biến. Tìm hiểu nghĩa chi tiết cùng Nghệ ngữ nhé!
bat truoc hay bat chuoc
Bắt chước viết đúng chính tả.

 

1. Bắt trước hay bắt chước hay bắt chiếc?


Trong 3 từ bắt trước hay bắt chước, bắt chiếc thì chỉ có bắt chước viết đúng chính tả. Việc nhầm lẫn giữa trước/chước/chiếc là do nhầm lẫn giữa tr/ch như các trường hợp chán chường hay trán chường, trêu hay chêu, chốn hay trốn, chả hay trả...

Ngoài ra, thêm một lý do khiến nhiều người nghĩ đến "bắt trước" vì nghĩ rằng đây là từ "làm theo những gì người khác đã làm TRƯỚC mình". Tuy nhiên, bắt chước mới đúng vì nghĩa từ chước có nghĩa là kế, cách giải quyết việc gì đó (trong mưu chước).

Bên cạnh đó, phương ngữ Bắc Bộ nhiều vùng không phân biệt được "chước" và "chiếc". Họ nhầm, "rượu" thành "diệu", "trả" thành "chả", "trêu" thành "chêu"... nên khiến người nghe dễ nhầm thành "bắt chiếc".

Trên báo chí, bạn đọc cũng dễ thấy từ bắt chước được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ các bài viết sau:

 

  • 'Không cần bắt chước châu Âu xây đảo vườn trên sông Sài Gòn'

  • Garnacho bị chế nhạo vì bắt chước Ronaldo

  • Vẹt bắt chước cô chủ tập thể dục để giữ dáng


Ngoài bắt chước hay bắt trước thì một số từ cũng dễ gây nhầm lẫn là châm chước hay châm trước, chấp chước hay chấp trước... Bảng dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt.
 

Thắc mắc thường gặp

Cách viết đúng

bắt chước hay là bắt trước

bắt chước

châm chước hay châm trước

châm chước

chấp chước hay chấp trước

chấp trước (tao chấp mày đi trước)

 

2. Bắt chước nghĩa là gì?

bat chuoc hay bat truoc
Châm chước, bắt chước...


Trong từ điển tiếng Việt, bắt chước là động từ có nghĩa "làm theo kiểu của người khác một cách máy móc". Ví dụ: bắt chước cách làm của người khác, bắt chước giọng Nghệ Tĩnh...

Trong đó "chước" là mẹo, kế, mưu chước. Còn "bắt" là nắm bắt được. Như bắt chước là nắm được cách giải quyết của người khác và làm theo như họ.

Một số ví dụ dùng từ bắt chước như:

Thừa cơ lẻn bước ra đi, 
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?" 

 

  • Thấy cá rô chạy nồi rang cũng chạy.

  • Thuyền đua thì lái cũng đua, 

  • Bè ngổ đi trước bè dừa theo sau.

  • Thuyền đua, bè sậy cũng đua, 

  • Thấy rau muống vượt, rau dừa vượt theo.

  • Húng mọc, tía tô cũng mọc.


Kết lại, bắt trước hay bắt chước là cặp từ dễ gây nhầm lẫn, vì thế bạn cần nhớ bắt chước viết đúng chính tả nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!

Tổng hợp bởi Nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây