Chếnh choáng hay chuếnh choáng? Choán chỗ hay choáng chỗ?
Chếnh choáng hay chuếnh choáng đúng chính tả? Đáp án là cả 2 đều viết đúng chính tả nhưng từ chếnh choáng phổ biến hơn. Tìm hiểu nghĩa chi tiết ngay sau đây!

1. Chếnh choáng hay chuếnh choáng đúng chính tả?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, cả chếnh choáng hay chuếnh choáng đều đúng chính tả và được công nhận trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ chếnh choáng được dùng phổ biến hơn. Trường hợp này khác với trường hợp lắt nhắt hay lắc nhắc hay trường hợp trầm trồ và chầm chồ mà chúng tôi đề cập trước đó.
Cụ thể, bạn đọc có thể tìm thấy ở báo chí cả 2 cách viết chuếnh choáng lẫn chếnh choáng. Cụ thể như sau:
Chếnh choáng:
-
Món ăn giúp giảm chếnh choáng sau say rượu bia
-
Làm gì để hết chếnh choáng sau uống rượu bia?
Chuếnh choáng:
-
Hơi men làm tôi chuếnh choáng.
-
Từ trong thang máy bước ra, đột nhiên đầu óc tôi chuếnh choáng
>>>Xem thêm: Trùng xuống hay chùng xuống? Trập trùng hay chập chùng đúng?
2. Choán chỗ hay choáng chỗ?
Khác với trường hợp chếnh choáng hay chuếnh choáng cả 2 cách viết đều đúng chính tả thì trường hợp choán chỗ hay choáng chỗ chỉ có từ choán chỗ viết đúng chính tả. Còn từ choáng chỗ viết sai do nhầm lẫn choán/choáng.
Cụ thể từ "choán" ở đây có nghĩa là: "lấn sang cả một khoảng không gian, thời gian nào đó, không còn chỗ cho những cái khác" hoặc "lấn sang phạm vi của người khác". Ví dụ: đứng choán cả lối đi, ngồi choán chỗ...
3. Chếnh choáng/chuếnh choáng nghĩa là gì?
Chếnh choáng hay chuếnh choáng là tính từ có nghĩa "hơi choáng váng, chóng mặt, như khi ngà ngà say rượu". Ví dụ viết: hơi men chếnh choáng...
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, thông thường trong ngôn ngữ văn chương người ta thường viết chuếnh choáng, còn ngôn ngữ nói/báo chí thì dùng chếnh choáng (do dễ phát âm?).
Như vậy, bạn đọc có thể dùng chuếnh choáng hay chếnh choáng đều đúng chính tả. Tùy theo sở thích mà bạn có thể viết một trong 2 từ này. Ngoài từ này, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chệch choạch hay chuệch choạc nhé.
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?