5 từ trái nghĩa với giản dị và đặt thành câu hoàn chỉnh

Thứ tư - 21/08/2024 21:12

Tìm 5 từ trái nghĩa với giản dị là một bài tập trong sách giáo khoa tiếng Việt. Dưới đây là những từ trái nghĩa với từ giản dị cùng câu hoàn chỉnh. Tham khảo ngay nhé!

tim 5 tu trai nghia voi gian di

 

1. Giản dị là gì?


Trước khi tìm 5 từ trái nghĩa với giản dị chúng ta cần hiểu rõ nghĩa của từ này là gì nhé. Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, giản dị là tính từ có 2 nghĩa "đơn giản một cách tự nhiên, trong phong cách sống" hoặc "dễ hiểu, không có gì rắc rối".

Ví dụ về từ giản dị như sau:

 

  • Ăn mặc giản dị

  • Cuộc sống giản dị

  • Cách nói giản dị, chân tình


>>>Tìm hiểu thêm: Từ cùng nghĩa với lấm láp là từ nào?
 

2. Tìm 5 từ trái nghĩa với giản dị và đặt câu hoàn chỉnh


Giản dị là một từ được sử dụng rất phổ biến vì thế không khó để tìm ra 5 từ trái nghĩa với giản dị. Cụ thể, trái nghĩa với từ giản dị là các từ: cầu kỳ, xa hoa, lãng phí, phí phạm, khoe khoang...

Trong số 5 từ trái nghĩa trên thì từ "cầu kỳ" phù hợp nhất, còn các từ còn lại chỉ trái nghĩa tương đối. Dưới đây là một số ví dụ đặt câu với từ cầu kỳ (trái nghĩa giản dị):

 

  • Mẹ tôi dâng mẹt tam sên cầu kỳ cúng Thần Tài

  • Lớp tôi tổ chức buổi lễ tri ân thầy cô quá cầu kỳ

  • Nếu quá cầu kỳ dịp Tết thì chúng ta sẽ khổ

  • Ăn cầu kỳ khiến nhiều người Việt khó nấu tại nhà

  • Tôi đi họp lớp không cần veston váy áo cầu kỳ

 

3. Tìm từ đồng nghĩa với giản dị


Ở trên chúng ta đã biết giản dị trái nghĩa với từ nào, vậy từ giản dị đồng nghĩa với từ nào? Theo tìm hiểu của chúng tôi thì giản dị đồng nghĩa với các từ: mộc mạc, đơn sơ, bình dị, dung dị...

Một số ví dụ câu có từ "mộc mạc", "bình dị" trên báo chí như:

 

  • Em thích sự đơn giản, mộc mạc và chân thành

  • Mong gặp cô gái mộc mạc, giản dị, trọng tình cảm

  • Em thích cuộc sống bình dị, yên ả bên anh

  • Những khoảnh khắc bình dị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

  • Mong hạnh phúc bình dị bên anh đến cuối đời


Kết lại, từ trái nghĩa với giản dị là cầu kỳ. Ngoài ra, một số từ như xa hoa, lãng phí, phí phạm, khoe khoang... cũng trái nghĩa với từ này. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây