Giáo trình tiếng Nghệ cơ bản
“Bửa nớ đi ngoài cươi bấp cái cẳng bổ trợt cái trục cúi, mai đi mần không đặng. Quê choa nói rứa đó, bọn bây dịch đi”.
Nếu nỏ dịch được thì xin mời học qua giáo trình tiếng Nghệ cơ bản sau.

II. Âm điệu:
- Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An nặng trình trịch ( ở 1 số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt)
- Các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Nghệ An phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai).
III. Ngữ pháp:
- Tương tự tiếng Việt.
IV. Từ loại:
Đây chỉ là 1 số từ thông dụng và phổ biến nhất. Mỗi huyện, mỗi vùng trong tình lại có thêm nhiều từ khác nữa, đặc biệt là danh từ.
Đại từ - Mạo từ:
Mi = Mày
Tau = Tao
Choa = chúng tao
(Bọn) bây = các bạn
Hấn = hắn, nó
O = cô, gì VD: Ơ cái O ni = ơ cái cô này (BS)
Ả = Chị VD Ơ cái ả ni = ơ cái chị này (BS)
Thán từ - Chỉ từ:
Mô = 1. đâu. VD: Bây đi mô đó, cho choa đi với.
= 2. nào. VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.
Mồ = nào. VD: cho tí kẹo mồ! (chứ không nói : cho tí kẹo mô)
Ni = 1.này. VD: con ni bị điên à = con này bị điên à?
= 2.nay. VD: bữa ni = hôm nay
Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Tề = kìa. VD: Trăng lên rồi tề. Rứa = thế.
Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?
Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?
Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ)
Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko
Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?
A ri = như thế này. VD: a ri là răng
Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy.
bữa nớ = hôm ấy.
(Bây) Giừ = (bây) giờ. VD: Giừ mi ở chộ mô rứa = giờ mày ở chỗ nào thế?
Ko nói : mấy giờ =mấy giừ !!
Hầy =nhỉ. VD: hoa đẹp hầy.
Chư = chứ.
Rành = rất. VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.,
Đại = 1. khá. VD: phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay
= 2. bừa. VD: nỏ biết thì cứ chọn đại đi = ko biết thì cứ chọn bừa đi.
Nhứt = nhít = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất = đẹp nhít
Động từ:
Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
Bứt = bẻ. VD: bứt hoa về cắm
Chưởi = chửi.
Ẻ = ỉa.
Đấy = đái.
Đút = đốt. VD: bị ong đút.
Đập = đánh. VD: chúng đang đập chắc = đánh nhau
Dắc = dắt. VD: dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng
Gưởi = gửi. VD: gưởi thư.
Hun = hôn. VD: hun nhau :x
Mần = làm. Vd: mần chi thì mần đi = làm gì thì làm đi
Nhởi = chơi.
Rầy = xấu hổ.
Vô = vào.
Su = sâu (BS)
Phét = nói dối (nói xạo) (BS)
Chơ răng = 1. Là sao? (BS)
2. Đúng vậy! (BS)
Chộ = thấy (BS)
Ngong = Trông VD: Anh đang ngong em về = Anh đang trông em về (BS)
Rành = 1. Rất VD: Rành hay = rất hay, Rành giỏi = rất giỏi (BS)
2. giỏi, thạo VD: Rành việc = thạo việc
Tính từ:
Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục
Ngái = xa.
Su = sâu. VD : Ao ni su ri = Ao này sâu thế
Túi = tối. VD: trời túi rồi = trời tối rồi
Trửa = giữa (BS)
Sốt = nóng (BS)
Danh từ:
Ci(ki, kí), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại=đóng cái cửa lại
Con du = con dâu
Chạc = dây
Chủi = chổi
Con me = con bê
Ci bộng = Cái Lỗ (lộ) (BS)
Cươi = Sân (BS)
Đọi = (cái) bát
Nạm = nắm. VD: cầm 1 nạm thóc.
Trốc = đầu.
Tru = trâu. VD: bọn ni khỏe như tru = bọn này khỏe như trâu
Trốc tru = (chửi) đồ ngu. VD: cái đồ trốc tru!
Trốc Gúi = Đầu Gối
Khu = mông, đít. VD: lộ khu = lỗ đít
Mấn = váy (dài quá đầu gối)
Rọt = ruột (BS)
Ló = lúa
Một số nơi có thêm nhựng từ như: Âm mi = mày; Nha = tao; Nói Hớt = nói dối; Rọng = Ruộng; Ung = ông; mụ = bà; ...
Tác giả bài viết: SƯU TẦM
Ý kiến bạn đọc
- Bài ni hay quá nỏ đọc nỏ được lun :)))AAA 09/05/2022 10:03
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Thơ tiếng Nghệ: Con với cái rành chán
03/06/2022 01:52
-
Top 3 điều thú vị nhất trong bài hát Giọng Nghệ tìm về
28/05/2022 03:01
-
Chuyện mẹ choa đi Hà Nội bị lạc đàng
19/05/2022 20:55
-
Tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vùng nào khó nghe nhất?
19/05/2022 20:59
-
5 tác giả sáng tác thơ tiếng Nghệ Tĩnh hay nhất
09/06/2022 00:02
-
Thơ tiếng Nghệ: Con với cái
07/06/2022 02:15
-
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh cao bao nhiêu? Có từ thời nào?
17/05/2022 21:09
-
Cá mát sông Giăng nấu món gì ngon? Top 3 cách nấu ngon nhất
31/05/2022 22:19
-
Nhà nông là rứa!
01/06/2022 21:31
-
Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh qua 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết
17/06/2022 22:05