Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh qua các từ: o, ri, hấn, ló, sọi
Để học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh đúng chuẩn bạn đọc chắc phải mất kha khá thời gian. Bởi tiếng Nghệ rất khó nghe, khó hiểu với những người ngoài hai tỉnh này. Ở bài viết này, Nghệ ngữ sẽ giới thiệu một số từ thông dụng nhất.
1. O trong tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc muốn học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh hỏi: " O trong tiếng Nghệ là gì?". Xin thưa, o trong tiếng nghệ nghĩa là "em gái hoặc của cha" (đồng nghĩa với từ cô trong phương ngữ xứ Bắc).
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh. Ví dụ, một người cháu sẽ gọi em gái, chị gái của cha mình là o. Nhưng với những người lạ, không cùng huyết thống người Nghệ vẫn gọi o như một cách xưng hô thân mật. Lúc này, o có nghĩa là người con gái, phụ nữ nói chung.
Ví dụ, khi gặp một người phụ nữ ngoài đường người Nghệ sẽ nói: Chào o ạ! Có nghĩa là chào tương tự như chào cô, chào gì...
2. Vợ tiếng Nghệ An là gì? Hấn là gì?
Trong từ điển tiếng Nghệ, vợ được gọi là gấy, chồng được gọi là nhông. Vì thế, nếu bạn là người ngoài tỉnh, khi nghe nói "gấy tau đó" hãy hiểu rằng họ đang nói "vợ mình đấy".
Trong tiếng Nghệ, "hấn" hay "hắn" có nghĩa là "người đó, người kia". Ví dụ, "hấn cho mi 50 nghìn" thì hiểu là "người đó cho mi 50 nghìn". Tuy nhiên, cần biết "hấn" là để chỉ một người cụ thể - đối tượng mà người nói lẫn người nghe đều biết là ai.
3. Ló tiếng Nghệ An là gì?
Trong tiếng Nghệ, ló có nghĩa là lúa. Điều này có nghĩa, khi người Nghệ nói "cơn ló" có nghĩa là "cây lúa", còn nói "hột ló" có nghĩa là "hạt lúa". Hoặc nếu về vùng Nghệ An Hà Tĩnh, thấy người dân hay nói với nhau "đi ngó ló" thì bạn nên hiểu là họ đi thăm đồng, xem cây lúa phát triển ra sao.
Cũng từ "ló" này, người Nghệ còn có thêm từ "ló khén" - tức để chỉ hạt lúa đã phơi khô, có thể đem cất được rồi.
Ló là từ tiếng Nghệ rất phổ biến, có một bài thơ rất hay là:
Nạm chạc ná mẹ mi hay bó ló
Mới bựa qua tau để đó mô rồi
Bay khi mô cụng cứ đòi hông xôi
Mà công buổi nhác như troi ra rứa
Tru nhốt ràn hắn lại đang có chửa
Bay nỏ bứt cho được bựa cỏ mô
Choa trước sau chi rồi cụng xuống mồ
Mần ăn rứa nỏ có đồ mô chứa
Tra trốc cả mà công chi cụng lựa
Quét cấy nhà cụng bựa có bựa không
Mai mốt rồi bay cụng đi lấy chồng
Về hắn chưởi tại choa không biết dạy
(Tiếng Nghệ của tôi - Long Nguyễn)
4. Ri tiếng Nghệ An là gì? Sọi có nghĩa thế nào?
Một số bạn đọc hỏi Nghệ ngữ, "ri", "sọi" trong tiếng Nghệ có nghĩa là gì? Nghệ ngữ xin giải đáp như sau.
"Ri" có nghĩa theo tiếng phổ thông là "này". Ví dụ, người Nghệ hay bảo nhau: "a ri nì" thì bạn đọc nên hiểu ý họ nói là "thế này nè". Tất nhiên, còn tùy vào từng ngữ cảnh mà từ "ri" có nghĩa khác nhau. Ví dụ, người Nghệ còn gọi "lợn ri" thì có nghĩa là "lợn rừng".
Với từ "sọi" trong tiếng Nghệ Tĩnh bạn đọc nên hiểu như một tính từ có nghĩa khen tốt. "Sọi" nên hiểu là "tốt, đẹp, chất lượng".
Ví dụ, người Nghệ sẽ nói "lạc mùa ni sọi hẹ", có nghĩa "đậu phộng mùa này hạt to, chất lượng". Hoặc từ "sọi" cũng được dùng để chỉ người, ví dụ khen "cân ni sọi hẹ" có nghĩa là khen một người phụ nữ đẹp, nết na.
Còn rất nhiều từ tiếng Nghệ khác mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật trong các bài viết sau. Nếu bạn đọc còn thắc mắc từ nào xin vui lòng gửi về email toiyeunghengu@gmail.com. Trân trọng!
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?