Tiếng Nghệ An mô là gì - Giải đáp chi tiết một số từ tiếng Nghệ
Trong thời gian quan, BBT Nghệ Ngữ nhận được nhiều câu hỏi về tiếng Nghệ. Trong đó có một số câu hỏi như tiếng Nghệ An mô là gì? a răng, ra rứa nghĩa là sao... Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này tới bạn đọc.

1. Tiếng Nghệ An mô là gì?
Trong tiếng Nghệ, từ "mô" rất phổ biến. Nhiều bạn đọc ngoài tỉnh vẫn thuộc câu hát quen thuộc "chơ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tịnh" (Bài bát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh) nhưng... không hiểu ý nghĩa của từ này.
Hoặc nhiều người ngoài tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng từng nghe câu:
Mô rú mô mô khe mô nỏ chộ
Mô rào mô bể chộ mô mồ?
Và đây là nghĩa: "Mô" có nghĩa theo tiếng phổ thông là "đâu". Nên hiểu "đi mô" có nghĩa là "đi đâu". Còn theo câu trên có thể dịch là:
Đâu rú đâu khe đâu chẳng thấy
Đâu rào đâu bổ thấy đâu mà?
Có thể nói, từ "mô" là một trong những từ phổ biến nhất của tiếng Nghệ. Hầu hết ở khắp các vùng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh người dân đều dùng từ này trong cuộc sống hằng ngày.

2. Tiếng Nghệ An an răng là gì?
Có một bạn đọc gửi email đến hỏi "tiếng Nghệ An an răng là gì". Thực ra, bạn đọc người ngoài tỉnh này đã... gõ sai hoặc có thể do bạn nghe người bạn xứ Nghệ Tĩnh nói nhanh nên ghi sai. Trong tiếng Nghệ không có "an răng" mà có từ "a răng". Như vậy có thể ghi lại cho đúng là "tiếng Nghệ An a răng là gì?"
Lời giải, từ "a răng" có nghĩa là "sao vậy, sao đó, thế nào", một kiểu thắc mắc của người Nghệ. Ví dụ, khi có người Nghệ hỏi bạn rằng "mi dạo ni a răng?" có thể hiểu "mày dạo này thế nào?". Hoặc một người Nghệ nói "a ri là a răng mi" cần hiểu "thế này là thế nào mày".
Điều cần phân biệt ở đây, "răng" trong "a răng" không phải là danh từ (chỉ hàm răng). Mà là một kiểu hỏi của người Nghệ nhé.

3. Tiếng Nghệ An an rứa là gì?
Tương tự câu ở trên, bạn đọc cũng sai khi ghi "an rứa", vì tiếng Nghệ không có từ "an rứa". Ngược lại, chỉ có từ "a rứa" mà thôi.
Vậy "a rứa" trong tiếng Nghệ có nghĩa là gì? Chúng tôi xin giải đáp, "a rứa" có nghĩa là "thế à, như thế đó". Ví dụ, khi người Nghệ nói "a rứa à" có nghĩa là "như thế à", "a rứa đó" có nghĩa là "như thế đó".
Nên nhớ, cặp từ "a răng", "a rứa" luôn xuất hiện trong giao tiếp của người Nghệ nhé. Nên bạn cần học phương ngữ xứ Nghệ cho thuộc nha.

4. Ăn khu tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc khác hỏi Nghệ ngữ, "ăn khu" có nghĩa là gì? Khi người Nghệ nói từ này thì nên hiểu sao cho đúng?
Xin thưa với bạn đọc, "khu" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "mông, đít". Vì thế hiểu theo nghĩa đen "ăn khu" là... ăn mông. Tất nhiên, khi giao tiếp thực tế chúng ta không thể hiểu theo nghĩa đen này. Mà cần hiểu theo nghĩa bóng: một cách nói hài hước của người Nghệ, một dạng "chửi yêu" mà thôi.
Đây là một đặc trưng về tính cách người Nghệ Tĩnh: hài hước và hóm hỉnh. Họ hay nói đùa "cái đồ quẹt khu", "đồ ăn khu", "khu mấn"... với kiểu nói khi tức giận cho thỏa lòng hoặc nói đùa với người ngoài tỉnh (vì họ không hiểu) để gây cười.
Bạn đọc có thể xem qua bài viết Tiếng Nghệ Tĩnh: Trôốc tru, khu mấn nghĩa là chi?
Còn rất nhiều tiếng Nghệ An khác mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục giải đáp tới bạn đọc trong các bài viết sau. Mời bạn đọc theo doi thường xuyên Nghệ ngữ nhé! Trân trọng!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Những câu tiếng Hà Tĩnh giao tiếp để làm dâu rể xứ Nghệ
14/02/2023 20:29
-
Nhót tiếng Nghệ An là gì và nghĩa nào thường dùng nhất?
25/02/2023 08:08
-
Chi chi tiếng Nghệ An là gì? Nên hiểu sao cho đúng?
16/02/2023 21:48
-
Cách làm cà teo ngâm mắm Nghệ An giòn, đậm đà nhất
16/03/2023 02:55
-
Xắt mấn là gì theo nghĩa bóng trong tiếng Nghệ?
16/03/2023 22:16
-
Sọi là gì là trong tiếng Nghệ Tĩnh?
01/03/2023 21:25
-
Trớp trớp là gì trong tiếng Nghệ?
03/03/2023 08:47
-
Răng bay nỏ nhớ!
14/03/2023 22:23
-
Ngày lệ tình nhân
12/02/2023 21:54
-
Ngày tháng đã đi qua
04/03/2023 00:43