Những câu chửi trong tiếng Nghệ
Trong tiếng Nghệ, chửi không hẳn là nói tục để làm nhục người khác. Đôi khi, người Nghệ chửi để nói yêu, để bày tỏ một thái độ vui vẻ hoặc đơn giản hơn là để chọc cười người nghe. Dưới đây là những câu chửi nổi bật trong tiếng Nghệ.
1. Tổ cha mi
Đây là từ để mắng yêu. Ví dụ, ông bà thường dùng để mắng yêu cháu: "Tổ cha mi chơ to trốôc rồi mà đang bắt bà cọng a ri đây".
2. Mả cha mi
Đây là từ dùng để chửi và thông thường là chửi đùa, chửi cho vui, trẻ con chửi nhau.
3. Kít trửa a nựa
Đây là một phương ngữ Hà Tịnh để phản đối một việc gì đó mà mình cho là không hợp lý, không đồng tình.
A: Bựa qua tau tán đổ cân em đó rồi!
B: Kít trửa a nựa!
4. Câu chửi tục khi tức giận "đom"
Đom là từ để chửi tục những lúc bực mình hoặc dùng để trêu đùa chỉ một cái không có thật, không được việc!
Ví dụ: Cục đom! Đồ cục đom! Mần như đom!
5. Ẻ vô nựa! Quẹt khu vô nựa! Đồ quẹt khu
Đây là những từ dùng để thể hiện thái độ không thèm, không muốn, không chơi, không chấp... nữa
Những từ này thường dùng khi nói thể hiện thái độ dỗi, giận hoặc không muốn hợp tác nữa.
Ví dụ, mi với tau đến xin lỗi con đó hè? thì người Nghệ không đồng ý sẽ nói "tau ẻ vô nựa, cấy đồ quẹt khu".
Ngoài ra, những từ này còn tùy ngữ cảnh mà có nhiều nghĩa. Bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết "Quẹt khu", "ẻ vô" trong tiếng Nghệ nghĩa là chi?
6. Khu mấn
Ý nói chả làm sao cả. Ví dụ "Mi mần như khu mấn".
Còn nhiều câu chửi tiếng Nghệ khác rất thú vị mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc. Hoặc bạn đọc thắc mắc từ ngữ nào vui lòng gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé!
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
24/03/2023 08:49
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
22/03/2022 09:49
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
09/03/2022 08:47
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?