Tiếng Nghệ Tĩnh: Trôốc tru, khu mấn nghĩa là chi?
Giải nghĩa từ "trốôc tru, khu mấn"
Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh miền Trung nơi có nhiều từ ngữ địa phương độc đáo, không phải ai cũng có thể hiểu, khiến nhiều người lần đầu đặt chân đến đây đều bối rối. Trong bài viết này, Nghengu.vn giải thích nghĩa của từ "trốc tru", "khu mấn" và cung cấp thêm cho bạn đọc một số từ ngữ thông dụng trong tiếng Nghệ mà tin chắc nhiều người không hiểu.
1. Trôốc tru là chi?
Trong tiếng Nghệ Tĩnh, "trôốc" có nghĩa là cái đầu. Tru có nghĩa là con trâu. Vì thế, nghĩa của từ khi nghe nói "trôốc tru" có nghĩa là đầu trâu. Từ ngữ này được dùng để chỉ những người nghịch, lì lợm, bướng bỉnh, người khác nói mãi nhưng không chịu tiếp thu. Tuy nhiên từ này không mang sắc thái gay gắt hay chỉ trích nặng nề, nó thường được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn và hay được mang ra để trêu đùa nhau.
Ví dụ, người Nghệ hay nói: "Mi là đồ trôốc tru" với nghĩa trêu đùa nhau.
2. Khu mấn là chi?
Nhiều người hay nghe người Nghệ Tĩnh nói mời ăn "trấy khu mấn" mà không hiểu nghĩa chi, cứ tưởng loại quả này có thật. Tuy nhiên, đây vẫn là một câu bông đùa cho vui của người Nghệ.
Trấy khu mấn không phải là một loại quả ăn được mà thực ra là tiếng lóng ý chỉ cái khác. Rất nhiều bạn ở các vùng khác đều nhầm tưởng quả khu mấn là một loại trái cây. Nếu bạn cũng nghĩ như thế thì bạn đang mắc lừa rồi.
Xét về xa xưa, những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở vùng Nghệ Tĩnh (Nay là Nghệ An - Hà Tĩnh), từ khu mấn muốn nói đến phần mông mặc váy đen vải thô của các chị em lao động (khu nghĩa là mông, mấn là váy). Sau những giờ làm việc vất vả, các bà, các chị, các cô lại ngồi nói chuyện làng trên xóm dưới rôm rả, vui vẻ mà không để ý mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi đất, bãi cát kiến cho phần mông bị dính bẩn. Ngồi càng lâu thì lớp vải ở mông càng quện đất, cát lại dày cộp, nhìn vừa bẩn vừa ghê. Đây là một hành động quen thuộc của những bác nông dân thời bấy giờ, vì đi làm nông về, ai ai cũng dính bẩn, cũng mệt, nên các bác bạ đâu ngồi đấy.
Nên khi ghét ai thường người ta thường dùng từ “khu mấn” để nói ý nghĩa giá trị việc làm và thái độ với đối tượng không cảm tình. Bên cạnh đó, từ "khu mấn" nhiều khi cũng mang ý nghĩa chỉ "nghèo", "không có cái gì đó"
Ví dụ:
A: Nghe bảo nhà cậu giàu lắm
B: Có cái khu mấn (có nghĩa là không giàu)
A: Cậu nhìn xem bức tranh tớ vẽ có đẹp không?
B: Như cái khu mấn (Ý nghĩa bức tranh không đẹp)
Tùy từng trường hợp và ngữ cảnh mà từ "khu mấn" sẽ có những nghĩa khác nhau, tuy nhiên tựu trung lại thì từ này thường được dùng để chỉ các ý nghĩa sau: Ý nghĩa không tốt, không thích, không có cảm tình, không có giá trị. Hoặc, chỉ nghèo, không có thứ gì đó, không.
Một số từ ngữ tiếng Nghệ nổi bật khác
Rất khó liệt kê hết những từ ngữ tiếng Nghệ, ở phần Từ điển tiếng Nghệ chúng tôi đã phần nào giải nghĩa. Riêng bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu một số từ ngữ phổ biến hơn cả tới bạn đọc.
1. Cái cươi = Cái sân
2. Cái chủi = Cái chổi
3. Chưởi = Chửi
4. Đọi = bát
5. Vung/Vàng = Nắp nồi
6. Ngẩn = Ngốc
7. Trửa = Giữa, trên...
8. Đàng = Đường
Ví dụ: Trửa đàng = giữa đàng, trửa nhà = giữa nhà
9. Trấp vả = đùi
10. Bổ = ngã
11. Nác = nước
12. Trù = Trầu. Ví dụ: lá trù = lá trầu
13. Tao, tớ = tau
14. Mày = mi
15. Choa = Chúng tao
16. Bọn bây = Các bạn
17. Hấn = hắn, nó
16. Nớ = đó, cái kia
17. Cấy = cái. Ví dụ: Cấy kẹo = cái kẹo
18. Gưởi = gửi.
19. Hun = hôn.
20. Mần = làm.
21. Nhởi = chơi.
22. Rầy = xấu hổ.
Tác giả: SƯU TẦM
Ý kiến bạn đọc
-
15/03/2022 07:49
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Viết chiến sỹ hay chiến sĩ là đúng? Nên chọn cách viết nào?
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Top những câu đối hay về ông bà tổ tiên kèm giải nghĩa chi tiết
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân