Top 100 từ tiếng Nghệ An dịch ra tiếng phổ thông (phần 1)
Tiếng Nghệ An dịch ra tiếng phổ thông có khó không? Câu trả lời là rất khó nhé! Vì ngoài cách nói khó nghe, tiếng Nghệ khi viết ra đôi khi không đúng chính tả khiến người ngoài tỉnh rất khó hiểu. Tuy nhiên bạn đọc đừng vội chùn bước nha, vì có thể học tiếng Nghệ ở bài viết sau nhé!
1. Tiếng Nghệ An dịch vần A, B
-
Ả: Chị
Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói: Ả em du nhu bù nước đấy = chị em dâu như bầu nước tiểu. Ngoài ra, người Nghệ còn hay nói chắt ả/chắt em = gái lớn, gái bé. Ả chắt chỉ người đàn bà Ở Nghệ Tĩnh xưa, khi con gái sinh ra, mà trong nhà đang có cụ còn sống thì được gọi là chắt ả, chắt em, nếu chỉ có ông bà thì gọi là cháu ả, cháu em. Cũng như tên thường gọi ở nhà của các bé bây giờ. Quen mồm khi lớn lên dân làng vẫn cứ gọi là ả chắt, ả cháu...
-
Ầy, ày: Ừ
Khi người Nghệ nói "ầy" hoặc "ày" có nghĩa họ đồng ý. Còn họ nói thêm "ầy hè" có nghĩa "ừ nhỉ".
-
Bả nhả hoặc bà nhả: Nhiều
Ví dụ người Nghệ nói "năng lưa cả bà nhả" có nghĩa là "đang còn nhiều lắm".
-
Bà trắp hoặc cà trắp: Ba trợn ba trạo
Ví dụ người Nghệ nói đồ cà trắp thì họ đang nói người kia hay nói xạo, không thật lòng...
-
Bậm: Bụ bẫm, to mập
Ví dụ người Nghệ nói: "Mía trên nương mùa ni cơn mô cũng bậm" thì hiểu ý là mía trên vườn cây nào cũng tốt, to.
-
Bạo: Mạnh khỏe
Người Nghệ hay nói: Hèn tru hơn bạo bò có nghĩa "Hèn trâu hơn mạnh bò"
-
Bấp: vấp, té
Ví dụ: Ra đàng bấp cục đá = ra đường vấp cục đá.
-
Bàu: hồ nước tự nhiên
Người Nghệ An nổi tiếng với món cá rô bàu Nón kho với tương Nam Đàn
-
Bâu: túi áo, túi quần
Ví dụ: "Bâu lắm bạc hè" có nghĩa "túi nhiều tiền thế".
-
Bạy, nạy cạy = bẩy, lật lên
Ví dụ "cậy hòn đá lên bay" có nghĩa "lật hòn đá lên bây ơi".
-
Be hiêu, hươu: chai 1/4 lít
Rượu ngon chẳng quản be sành
Áo rách khéo và hơn lành vống may
-
Bénh = bánh
Bénh đúc, bénh độ ai chộ cụng sèm
Nhông hay đánh em cụng vì đúc độ
-
Bẹo: Véo
Ví dị: Tau bẹo cho dừ = tao véo má cho đấy.
-
Bít: bứt, cắt, thái
Ví dụ, bạn nghe nói "bít cỏ cho tru" thì tiếng Nghệ dịch ra có nghĩa là "cắt cỏ cho trâu".
-
Bíu: Bấu víu, níu
Chường ơi đừng bíu áo em
Nữa mà trưa chuyến chợ Nghèn em ra
-
Bổ: Té, ngã
Ví dụ người Nghệ An Hà Tĩnh hay nói "bổ cấy đệt" có nghĩa "ngã đánh uỳnh".
-
Bơng: rinh, bưng
Ví dụ: "bơng cho cha đọi nác" có nghĩa "bưng lại cho cha chén nước".
-
Bộông: lỗ
Mồ cha nỏ khoóc, khoóc bôộng mối = mồ cha không khóc đi khóc cái lỗ mối.
-
Boóc: bóc vỏ
Nếu bạn nghe "Boóc cấy bénh mà ăn" có nghĩa là "bóc cái bánh mà ăn".
-
Bót: bàn chải đánh răng/ bàn chải giặt đồ
-
Bu: Bâu
Ròi bu kiến đút = ruồi bâu kiến đốt
-
Bù: quả bầu
Khoai chợ Lù, bù chợ Huyện
-
Bửa: bổ
Ví dụ, nếu bạn nghe nói "năng bửa củi" thì tiếng Nghệ An dịch là "đang bổ củi" nhé.
-
Bựa: bữa
Người Nghệ hay nói "bựa mai, bựa mốt" có nghĩa là "ngày mai, ngày kia".
2. Tiếng Nghệ Tĩnh dịch vần C
-
Cà kiu: một loại cà nhỏ tự mọc gần giống như cà chua bi.
Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chìu em thương
-
Cại: cãi
Nếu bạn nghe người Nghệ nói "bựa qua choa cại chắc" thì dịch ra nghĩa là "hôm qua chúng tao cãi nhau".
-
Cắm: cắn
Ví dụ: Cẳm rẳm như chó cắm = cằn nhằn như chó cắn
-
Cạu: rổ con
Nếu về làm du xứ Nghệ nghe mẹ nói "lấy cho mệ cấy cạu" bạn nên hiểu là "lấy cho mẹ cái rổ nha".
-
Cấy: cái
Người Nghệ nói "cấy nớ" thì tiếng Nghệ An dịch có nghĩa là "cái đó". Hoặc họ nói "cấy chi rứa" thì bạn đọc nên hiểu "cái gì thế".
-
Cảy: sưng
Ví dụ: Bị xán cảy trốc = bị ném u đầu
-
Cenh: canh
Ví dụ: Vô ăn cơm cenh tập tàng ơi bay = Vào ăn cơm canh tập tàng nhé.
-
Chạc: dây
Tru đit chạc mụi = trâu đứt dây thừng
-
Chi: gì
Người Nghệ An hay nói "cấy chi cụng hay, lưa tỉ óc cay cụng nghiện" có nghĩa "cái gì cũng hay, đến cái ớt cay cụng nghiện".
-
Chin: chân
Có vùng Nghệ Tĩnh nói "chưn" cũng có nghĩa nói "chân nha".
-
Chọ hỏ, ngồi chọ hỏ: Ngồi xổm
Tiếng Nghệ An dịch từ chọ hỏ có nghĩa là hành động ngồi xổm. Nên khi về xứ Nghệ nếu ai bảo ngồi chọ hỏ thì bạn hiểu ngồi chồm hổm, ngồi xổm nhé.
-
Chủi: chổi
Cấy chủi trện = cái chổi trện (trện trong tiếng Nghệ là cây chuyên mọc dại)
-
Cổ: củ
Cổ khoai = củ khoai
-
Cộ: cũ
Nếu nghe người Nghệ nói "áo mi cộ rồi" thì nên hiểu "áo mày cũ rồi". Tuy nhiên, tùy theo ngữ cảnh nữa nhé, từ cộ trong tiếng Nghệ còn có nghĩa là "cỗ". Ví dụ: cộ xôi cân ga = cỗ xôi con gà.
-
Cơn: cây
Người Nghệ nói "lôông cơn" bạn hiểu "trồng cây nha.
-
Cụ: cậu
Ở Nghệ Tĩnh anh trai và em trai của mẹ đều gọi cụ.
-
Cức: tức
Cức đạ gớm: tức thế chứ!
-
Cùn: Mòn
Ví dụ "cấy dao cùn rồi" có nghĩa là "cái dao mòn rồi". Tuy nhiên, một số vùng ở Nghệ Tĩnh, "cùn" còn có nghĩa là "quần", nói "mặc cùn" thì tiếng Nghệ An dịch ra là "mặc quần".
3. Các từ tiếng Nghệ An dịch vần D
-
Dắc: dắt
Mẹ dắc con tới trường = mẹ dắt con tới trường
-
Dam: cua đồng
Nếu bạn nghe người Nghệ bảo: "đi bắt dam bay ơi" thì hiểu là đi "bắt cua đồng nhé". Lưu ý, trong từ dam ở đây viết bằng vần "d", không dùng vẫn "gi" thành "giam" sẽ sang nghĩa khác (giam giữ).
-
Dắm: dặm, trồng chen thêm
Người Nghệ có tục đi "dắm ló" là đi dặm lúa, trồng thêm lúa ở nơi mà cây thiếu.
-
Đàng: đường
Ra về đàng rẹ phân đôi,
Gánh anh anh ghánh, gánh tôi tôi gồng
-
Dẹ: chỗ đất bị nén xuống
Ví dụ, về xứ Nghệ bạn sẽ nghe nói: "mưa to dẹ hết đất phải cày lại"
-
Dên rau dên: rau dền
Người Nghệ gọi rau dền là rau dên.
-
Đị: đĩ
Khéo vẹ cho đị xăn mấn
-
Dợ: ráo tạnh
Nếu bạn nghe nói "Mong trời dợ mau" thì tiếng Nghệ An dịch ra là: "muốn trời đừng mưa mãi". Tuy nhiên, tùy vào ngữ cảnh mà dợ còn có nghĩa khác. Ví dụ nói "dợ nhà" có nghĩa là "tháo nhà".
-
Độ: đỗ, đậu
"Nghe nói con ung độ đại học rồi à" thì hiểu là "Nghe nói con bạn đậu đại học rồi à".
-
Đọa: mệt nhọc hết sức
"Cho mần cho đọa i" thì hiểu là "chúng tôi làm cho mệt hết sức hết hơi"
-
Đọi: bát ăn cơm/ chén ăn cơm
"Vô soạn đọi ra ăn cơm" có nghĩa "vào lấy chén ra ăn cơm"
-
Du: con dâu
Con du vô nhà, mụ gia ra ngọ
-
Dú: ủ cho quả chín
Người Nghệ hay nói "dú chuối" thì dịch ra là "ủ cho chuối chín".
-
Dừ, bây dừ: bây giờ
Mình em như giấy trắng cả tờ
Bây dừ có vết ai vơ mà tình.
-
Đụa: đũa
Đôi ta như đụa trửa mâm
Không ăn cũng cầm cho thỏa lòng nhau
Còn rất nhiều từ tiếng Nghệ An dịch ra tiếng phổ thông phổ biến khác mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc trong các bài viết sau nhé. Mời bạn đọc đón xem tại website này cùng kênh Youtube Tiếng Nghệ nha!
Trân trọng!
Tác giả: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Viết kỹ thuật hay kĩ thuật? Cách phân biệt kĩ hay kỹ
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? Giành giải hay dành giải?
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất