Học tiếng Nghệ cấp tốc: Mồ, ni, nỏ, nạ, nớ nghĩa là gì?
Việc học tiếng Nghệ rất khó vì khi nói người Nghệ có lối nói nhanh, nói bằng những âm sắc địa phương nên càng khó hiểu. Tuy vậy, với những bạn đọc ngoài tỉnh vẫn có thể tự học với một số từ cơ bản mà Nghệ ngữ giới thiệu sau đây nha.

1. "Mồ" trong tiếng Nghệ nghĩa là gì?
Cùng với "mô" thì từ "mồ" cũng rất phổ biến trong ngôn ngữ xứ Nghệ. Rất nhiều bạn đọc đã email về toiyeunghengu@gmail.com để nhờ giải thích rõ hơn về từ này, ban biên tập xin phép giải đáp chung trong bài viết sau.
"Mồ" có nghĩa là "nào", "đâu nào". Ví dụ người Nghệ nói "cho cấy bénh mồ" thì hiểu là "cho cái bánh với nào". Hoặc người Nghệ nói ngắn gọn "mô mồ" thì hiểu là "đâu nào".

2. "Ni" tiếng Nghệ hiểu sao cho đúng?
Với từ "ni" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "này". Tùy theo vùng mà người dân sẽ nói "ni" hoặc "nì" (thêm dấu huyền) nhưng đều chung nghĩa "này", "đây này", "như này"... trong từng ngữ cảnh.
Ví dụ, người Nghệ nói "có hai cân tru ni thôi" thì hiểu là "có hai con trâu này thôi".

3. Tiếng Nghệ từ "nỏ" nghĩa là sao?
"Nỏ" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "không", thể hiện thái độ không đồng ý, đồng tình với điều gì đó.
Tuy nhiên, do thói quen nói nhanh và nói ngắn, nên nhiều khi người Nghệ chỉ nói một từ "nỏ" nên khiến người ngoài tỉnh khó hiểu. Ví dụ người Nghệ hay nói "em nỏ", "eng nỏ" (hoặc đơn giản chỉ nói "nỏ") thì bạn đọc cần hiểu nghĩa đầy đủ là "em không đồng ý", "anh không đồng tình"...

4. Từ "nạ" trong tiếng Nghệ
Trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, từ "nạ" không có nghĩa khi đứng một mình. Thông thường, "nạ" là từ được người Nghệ dùng như từ "ạ" trong tiếng phổ thông - nhằm biểu hiện cảm xúc.
Ví dụ, người Nghệ nói "a rứa nạ" tức có nghĩa "như thế đó". Lúc này từ "nạ" được thêm vào cuối câu để giúp câu nói nhẹ nhàng, dễ nghe hơn.
Tất nhiên, ở xứ Nghệ bạn sẽ còn nghe một số từ có "nạ" trong đó nhưng là những từ phổ thông như "nạ dòng", "mặt nạ"... Ở bài viết này không bàn đến.
5. "Nớ" nghĩa là chi?
"Nớ" theo nghĩa tiếng phổ thông có nghĩa là "đó" - một từ để chỉ. Ví dụ bạn đọc hay nghe "cân nớ, eng nớ" thì nên hiểu là "con đó, anh đó"... Hoặc nếu nghe "bên nớ" thì hiểu là "bên đó".
Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần hiểu thêm, ở xứ Nghệ người dân khi nói sẽ rất ít khi phân biệt dấu sắc, dấu huyền. Nên trong một số trường hợp người dân sẽ nói "nở" lúc này bạn hiểu là "sinh nở" nhé. Ví dụ "trớng ga nở rồi" - tức "trứng gà nở thành gà con rồi"...
Nếu bạn đọc còn có thắc mắc nào về tiếng Nghệ mời bạn đọc gửi email về toiyeunghengu@gmail.com nhé! Thân mến!
Đọc thêm: Học tiếng Nghệ An Hà Tĩnh qua các từ: o, ri, hấn, ló, sọi
Tác giả bài viết: Nghệ ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tự hào mần du xứ Nghệ
24/04/2023 02:59
-
Nỏ chộ bay gọi về
04/05/2023 20:27
-
Dặn bay từng nớ
29/04/2023 10:25
-
Thơ tiếng Nghệ: Chợ quê
05/05/2023 05:03
-
Nụ cười quê nhà
09/05/2023 20:35
-
Đừng để cha nhắc nựa
29/04/2023 22:29
-
Chuyện dự cháu
10/05/2023 23:55
-
Lấy gấy miền Trung
16/05/2023 06:19
-
Chuyện mần mùa
17/05/2023 10:01
-
Ló tiếng Nghệ An là gì? Top 10 từ điển mùa gặt cần biết
23/05/2023 22:46