"Quăng cơm chết đói, quăng mói chết đàng” nghĩa là răng?

Thứ tư - 29/09/2021 21:42

Trong từ điển ca dao tục ngữ Nghệ Tĩnh ẩn chứa nhiều bài học của tiền nhân cho con cháu đời sau. Ở bài viết này Nghệ ngữ xin phép trích lại lời giải đáp cho ý nghĩa câu "Quăng cơm chết đói, quăng mói chết đàng".

xu nghe tinh
Về xứ Nghệ ai ơi.


Hỏi: 

 

Người Nghệ xưa có câu “Quăng cơm chết đói, quăng mói chết đàng” nghĩa là răng? Quăng (vứt bỏ) cơm thì sẽ có ngày chết đói, dễ hiểu. Nhưng quăng mói (muối) răng lại chết đàng (chết dọc đàng, không chốn nương thân)?

Tui nghe hồi nhỏ ở quê không để ý, nay tuổi hơn 70 nhớ lại vẫn không hiểu hết ý người xưa. Rất mong được giải đáp. 

- Bác Vương Thừa Bình hỏi trên nhóm Vinh xưa.

 

Đáp:
 

  • Ý sống đừng lãng phí sẽ có ngày chết đói. Còn quăng mói là bớt đậm tình ơn nặng dễ lụy vào thân dễ tai họa. Cả 2 câu đều đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - Bác Trần Quang giải đáp.

  • Bà ngoại tui thường dạy con cháu rằng "Phụ cơm thì đói, phụ mói thì lạt" - Bác Hồ Lam chia sẻ thêm một dị bản khác của câu tục ngữ xứ Nghệ trên.

  • Tiết kiệm. Phụ cơm, cơm không tới. Phụ muối, chẳng có muối mà ăn - Giải thích của bác Hồ Hòa.

  • Xưa muối nhiều khi còn hiếm hơn gạo nên gạo muối đều quý như nhau. Lãng phí hai cái cốt yếu đó sẽ có ngày dẫn tới nghèo khó rồi có ngày chết đói chết đàng (đói đi ăn xin rồi chết ngoài đường ngoài chợ). Ý các cụ dạy con cháu không được lãng phí - Bác Phan Hoa Lê giải thích.

Còn rất nhiều câu ca dao tục ngữ xứ Nghệ hay mà đến nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi về ý nghĩa. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng gửi về toiyeunghengu@gmail.com để được giải đáp nhé! Trân trọng!

Tác giả: Nghệ ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây