Học tiếng Nghệ qua thơ lục bát (bài 3)

Thứ hai - 18/04/2022 19:36

Vì tiếng Nghệ khá khó học nên nhiều tác giả người Nghệ Tĩnh đã sáng tác nên những bài thơ lục bát dạy tiếng Nghệ quê ta rất hay và thú vị. Sau đây là một trong số những bài thơ dạy tiếng Nghệ hay mà Nghệ ngữ sưu tầm, giới thiệu đến bạn đọc.

hoc tieng nghe qua tho
Mời về quê xứ Nghệ người ơi!


Mời bay đến thăm quê choa
Nghệ An - Hà Tĩnh vốn là một thôi
Về quê Bác cả hai nơi
Nhút, tương đặc sản muôn đời nổi danh

Bưởi, bòng, cam, quýt, mít chanh…
Núi rừng mát rượi, sông xanh hiền hòa
Con gái xinh đẹp, nết na   
Người dân hiếu khách, thật thà, đáng yêu…

Nếu như nắng nóng mỗi chiều
Bao nhiêu bãi biển làm xiêu lòng người
Khi vô xứ Nghệ thăm chơi
Có đây từ điển để người biết ta:

“Ghin”  là “gần”, “ngái” là “xa”
”Đi mô? ”để hỏi ai là “đi đâu? ”
”Nác su” ý nói “nước sâu”
“Trấy bù” để gọi “quả bầu” đấy nha

 “Gác bếp” thì gọi là “tra”
“Lôông cơn” thực chất đó là “trồng cây”
“Ra sân” thì nói  “ra cươi”
“Đi nhởi” ý nói “đi chơi” ấy mà

“Chúng tôi” thì nói là “choa”
“Các bạn”, thân mật gọi là bọn “bay”
“Tê” là “kia”, “ni” là “này”
“Mi” “mần” ý nói là “mày” “làm” thôi

“Chộ” là “thấy”, “nhác” là “lười”
“Mắm tôm” cứ gọi “ruốc bôi” đúng liền
“Đọi” là “bát”, ”nốc” là “thuyền”
“Khủy chân” đích thị có tên “lặc lè”

“Đàng” là “đường”, “đấy” là “tè”
“Thế thôi” thì nói “rứa hè” là xong
“Rừng” là “rú”,“rào” là “sông”
“Ngá khu” tức thị “ngứa mông” thật rồi

“Mơ” là “mớ”,  “thúi” là “hôi”
“Nỏ nhởi” ý nói  “chịu thôi” đó mà
“Ả” là “chị”,  “tau” là “ta”
“Lọi cẳng”để nói đó là “duỗi chân”

 Vải  “đen” ắt hẳn vải “thâm”
”Trụt quỳn” ý nói “tụt quần” thế thôi
“Dốc” là “trộc”, “động” là “đồi”
“Mui” là để chỉ cái “môi” trước mồm

“Đầu” là “trốc”, “hun” là “hôn”
“Ló” chưa hết là “Lúa” còn đấy em
“Ngượng ” là “rầy” “thích” là “sèm”
 Ai hỏi đến “lả” thì châm “lửa” liền

“Nỏ” là “không” nhé đừng quên
“Lá trù” chính xác là tên “lá trầu”
“Mắc” là “bận”, “mô” là “đâu”
“Ăn nể” , “ăn vã” như nhau cả mà

Có người gọi “bọ” là “cha”
“Nương” là “vườn”, “rẫy” gọi là “nương” thôi
“Bù rợ” “bí đỏ” đúng rồi
“Nước chè” quê bạn, quê tôi “nác chè”

“Nướng” là phải “náng” đó nghe
 Gọi mang lọ “muối” đừng bê “mói” nhầm
“Trục cúi” “đầu gối” của chân
Nói “đài” múc nước phải cầm “gầu” ngay

“Chủi” là  cái  “chổi” đây này
Nói “rờ” thì cứ đưa tay mà “sờ”
 “Lúc này” tạm nói là “dừ”
 “Luộc kỹ gốc” nhé, “Lọoc nhừ cộc” nha,

“Con ga” để chỉ “con gà”
“Con bê” choa nói đó là “con me”
“Con suối” cứ gọi là “khe”
”Châu chấu” ngoài đó, ở quê “cào cào”

“Hồ” nước được gọi  là “bàu”
“Cá quả” cứ gọi là “cá tràu” không sai
“Con người” thì nói “con ngài”
”Cù cu” tên gọi của loài “bồ câu”

”Con tru” bay nói “con trâu”
“Con sâu” có chỗ gọi “trâu” thật mà
“Hổ bắt” thì nói “khái tha”
“Muỗi”, “giòi” thì gọi đó là “mọi”, “troi”

“Con ruồi” thì nói “con ròi”
 Bắt “tôi” “Nhúng” đít  thì “tui” “trụng”quần
“Con giun” phải nói “Con trùn”
“Với chắc” có nghĩa là “cùng” với nhau

“Lộ mô” có nghĩa “ở đâu”
Nói “vo trốc”  là “gội đầu” đó em
“Gạo” thì gọi “gấu”  đừng quên
Ai nói đến “trự” nhớ liền “chữ” ngay

”Chạc” là để chỉ cái “dây”
Nói đi “đâm” gạo hiểu ngay “giã” rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là “cụ” thế thôi em ờ

“Sạu” thì  phải hiểu là “ngô”
”O” là bác gái và cô đó mà
“Mẹ chồng” vẫn gọi “mụ gia”
“Ràn tru” phải hiểu đó là “chuồng trâu”

“Ròi bu” ý  nói “ruồi bâu”
“Đâu nào” em cứ nói câu “mô mồ”
Gọi “vợ” là“gấy”nhớ cho
Nói “Nhôông “ ắt hẳn chính  là “chồng” thôi

“Dao khoắm” là “rạ” đúng rồi
Bảo đi lấy “toóc” thì lôi “rạ “ về
"Ruộng" là gọi “roọng” đó nghe
“Anh nha” cứ nói “eng hè” là xong

“Suôn” là “thẳng”, “ngoẹo” là cong
“Nỏ mần răng cả”  là “không việc gì”
 “Gõ đầu" là “trọi trốc” mi
“Kệ tau” ý nói làm gì “mặc tôi”

 “Trúp vả” để chỉ cái “đùi”
“Ả nậy” – “chị lớn” biết rồi chứ em,
“Ngong” là “ nhìn”, “coi” là “xem”
“Mệ va” - “chị ấy” mong em chớ cười

 “Lớn” thì nói “nậy” thế thôi
“Lõi” ngô, lõi mít nói “cồi” đừng lo
“Cây cọ” choa nói “cơn tro”
Gọi “tắn”,  gọi “tít” “rắn” bò “rết” ra

“Mạo” là  cái “mũ” đó nha
Trong đó từ “rạc” nghĩa là “xác xơ”
“Anh” là “eng”, “chị” là “O”
“Mun” trong bếp củi là “tro bếp” mà

“Túi xách” là “đạy” em nha
“Cua đồng” thì gọi đó là “giam” thôi
 “Củ ” khoai cứ gọi “cổ” khoai
“Giỏ” để đựng cá gọi “oi”rứa hè

 “Chai” thì cứ gọi là “be”
“Ring” là có nghĩa “bưng bê” thôi mà
 “Rò” là “rùa”, là“ba ba”
Nếu “cảm nhận được” gọi là “đạ nghe”

 “Thích ghê” thì nói “ưng hè”
“Đấy trấm” tức thị “đái tè” trong chăn
“Thạch sùng” quen gọi “thằn lằn”
“Như chắc” có nghĩa cùng “bằng nhau” thôi

“Nác chát” là “nước đặc” rồi
Con ” ếch” thì nói “Ếc”, thôi thế mà
“Hiêu riệu”- “cút rượu” đó nha
Mắc ”màn”chống muỗi nói là “mùng” nghe

 “Ầy” là vâng, “lẻ” là “que”
“Con gái” “nha”,” cân gấy”” hè” như nhau
“Nhọc” là “mệt”, “Ốm” là “đau”
 “Ót” làđểchỉ  “phía sau” gáy mà

Em về “phô” với Mẹ, Cha
Người quê xứ Nghệ“bầy choa” xin mời
Em đổi từ “ Đậu” thử chơi
Gọi là ty, tý cho đời hay, hay

Có chút gợi ý thế này
Vần "ầu" đôi chỗ thì thay vần "ù"
Lá "trầu" được gọi lá "trù"
"Củ nâu" thì gọi "cổ nu" đừng ồ

Chữ đậu thì khác “lộ mô”?
Vần "âu" chỉ được thay “ô” “rứa nà”


Nhớ nha đến “nhởi” quê “choa”
Giản đơn cũng có con “ga” trong “truồng”
Rau xanh, chuối, mít ngoài “nương”
“Riệu” quê,“nác chát” dễ thường ai mê?

Gió lào thổi “rạc”  bờ tre
Thoáng qua giọng nói “đạ nghe” nhọc nhằn
Chắt từ sỏi, đá, đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm người ơi!

Xem thêmThơ dạy tiếng Nghệ An Hà Tĩnh hay nhất

 

Tác giả: SƯU TẦM

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây