Luyên thuyên hay liên thiên đúng chính tả? Từ nào dùng nhiều?
Luyên thuyên hay liên thiên viết đúng chính tả? Đáp án là cả 2 cách viết đều đúng nhé. Tuy nhiên, từ dùng phổ biến nhất là huyên thuyên. Cùng tìm hiểu chi tiết với Nghệ ngữ ngay sau đây!
1. Luyên thuyên hay liên thiên đúng?
Như đề cập ở đầu bài viết này, trường hợp luyên thuyên hay liên thiên thực tế có tồn tại cả 3 cách viết "huyên thuyên" và "luyên thuyên", cùng với từ "liên thiên". Trường hợp này giống với trường hợp bột phát, bộc phát trong tiếng Việt.
Cụ thể hơn, theo tìm hiểu của Nghệ ngữ như sau:
Theo từ điển từ láy tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên, "huyên thuyên" được định nghĩa là nói nhiều và lan man, chưa hết chuyện này đã sang chuyện khác, như trong câu: "Nói huyên thuyên" hay "Kể huyên thuyên đủ chuyện".
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên ghi nhận "luyên thuyên" là từ ít dùng và khuyến nghị xem "huyên thuyên" để hiểu rõ hơn. Trong mục "huyên thuyên", từ điển này giải thích là việc nói nhiều và lan man, chưa hết chuyện này đã sang chuyện khác, như trong câu: "Khoảng quá nửa đêm lão tỉnh như sáo và bỗng huyên thuyên đủ các thứ chuyện" (Nguyễn Huy Thiệp).
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công thì từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), "huyên thiên", "huyên thuyên", "liên thiên", và "luyên thuyên" đều là những từ đồng nghĩa và đều là các cách viết đúng. Tuy nhiên, xét về nghĩa gốc, cả "huyên thuyên" và "luyên thuyên" đều không hoàn toàn chính xác, vì chúng là biến âm của "huyên thiên".
"Huyên thiên" là từ ghép chính phụ gốc Hán, trong đó "huyên" có nghĩa là ầm ĩ, chỉ âm thanh tạp loạn (như trong từ "huyên náo"), còn "thiên" chỉ khoảng không trên trời cao (như trong các từ "thăng thiên" hay "thiên không"). Theo Hán ngữ đại từ điển, "huyên" nghĩa là nói rầm rĩ, ầm ĩ; "thiên" nghĩa là khoảng trời không, và "huyên thiên" mô tả âm thanh rất lớn, vang dội tới tận thiên không.
Từ điển Đào Văn Tập giải thích "huyên thiên" là việc nói rầm rĩ, hoặc nói nhiều mà không đâu vào đâu, ví dụ: "Nói huyên thiên như người say rượu".
Còn "liên thiên", theo từ điển từ láy tiếng Việt, có nghĩa là nói nhiều và lan man, không đâu vào đâu cả. Dù được xếp vào nhóm từ láy, thực chất "liên thiên" là từ ghép chính phụ gốc Hán, trong đó "liên" nghĩa là liên tiếp, nối tiếp (như trong các từ "liên tục", "súng bắn liên thanh") và "thiên" là một phần của cuốn sách có nhiều chương (như "thiên thứ nhất", "thiên thứ hai"). Hán ngữ đại từ điển ghi nhận "liên thiên" có hai nghĩa: nói thơ văn nối tiếp nhau, và cả một thiên hoàn chỉnh.
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) giải thích "liên thiên" là nói lan man, nhiều và lung tung, không đâu vào đâu. Ví dụ: "Ăn nói liên thiên" hay "kể liên thiên đủ thứ chuyện". Định nghĩa này tương đồng với "huyên thiên", "huyên thuyên", và "luyên thuyên".
Thành ngữ Hán "Liên thiên lũy độc" có nghĩa là dài dòng, lê thê, như văn tự ghi trên thẻ tre nối tiếp nhau không dứt.
Vì vậy, trong các từ như "huyên thiên", "liên thiên", "huyên thuyên", và "luyên thuyên", "huyên thiên" và "liên thiên" là từ gốc Hán, trong khi "huyên thuyên" và "luyên thuyên" là các dạng biến âm của chúng. Tất cả các cách viết này đều được chấp nhận.
2. Đồng nghĩa với luyên thuyên là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, luyên thuyên có nghĩa là "nhiều lời và lan man, chưa hết chuyện này đã sang chuyện kia". Đồng nghĩa với luyên thuyên là huyên thiên, huyên thuyên xích đế, huyên thuyên nhé.
Trên báo chí, bạn dễ bắt gặp từ luyên thuyên được dùng như sau:
-
Tỷ phú Richard Branson khuyên 'ngủ nhiều hơn và ngừng luyên thuyên trên Twitter'
-
Tìm chàng trai mà em có thể luyên thuyên mọi điều
-
Tìm người để em có thể luyên thuyên mọi chuyện
Kết lại, cả 3 cách viết liên thiên hay luyên thuyên hay huyên thuyên đều được chấp nhận. Tuy nhiên bạn nên dùng luyên thuyên vì từ này được sử dụng phổ biến nhất, dễ hiểu hơn các các viết còn lại.
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Chập chùng hay trập trùng đúng chính tả tiếng Việt?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?