Học tiếng Nghệ qua thơ lục bát (phần 2)
Con trâu quê gọi con tru
Bồ câu thì gọi bồ cu bạn à
Bằng mà nghe gọi trâu nha
Bạn thời phải hiểu đấy là con sâu
Bồ câu thì gọi bồ cu bạn à
Bằng mà nghe gọi trâu nha
Bạn thời phải hiểu đấy là con sâu
Cá quả gọi là cá tràu
Đài địu, dễ ợt là gàu cao su
Muốn ăn trầu thì hỏi trù
Con dâu tiếng Nghệ gọi du ấy mà.
Con gà thì gọi con ga
Con giun thì lại gọi ra con trùn
Chủi - chổi, đọi - bát, mươn – bàn
Nhởi - chơi, lười - nhác, mần – làm, cơn – cây
Đàng – đường, nác – nước, sân – cươi
Ngài – người, rú - núi, ròi – ruồi, me – bê
Troi – giòi, khái – cọp, vừa – vưa,
Mọi là con muỗi nhớ chưa bạn mình?
Tráo là chim sáo bé xinh
Bổ cấy đệt – là ngã đánh uỳnh đó nhe
Khuỷu chân gọi cái lặc lè
Bắp đùi gọi trắp vả nghe đừng cười.
Ót là gáy đấy bạn ơi
Trục cúi – đầu gối, ngận – thời chồn hương
Cõng nhau là cọng chắc nghe thường
Niêu tréch – nồi đất, cưởi là sương lạnh lùng.
Rào là tên gọi nhánh sông
Nhông là từ gọi người chồng dấu yêu
O – cô, mệ - mẹ, enh – anh
Cậu - cụ, cụ - cố, chị mình là ả nha.
Chúng tôi thì gọi nhà choa
Bọn bay nên hiểu nghĩa ra chúng mày
Tra – già, lạo – lão, nây- nai,
Cấy nớ - cái đó nghe hoài sẽ quen.
Mô – đâu, rứa – vậy, mong – trôông,
Ngong – nhìn, trộôc – dốc, đèo – truông, ri – rừng,
Chộ là thấy, nỏ là không,
Bénh là bánh, nia là nong, mũ – miều.
Từ điển tiếng Nghệ còn nhiều
Năm dài tháng rộng ta theo dần dần
Trước thời phải học thuộc lòng
Sau thời âm ngữ điệu vần luyện thêm
Bựa ni họoc từng nớ đạ bạn nhen…
>>>Xem thêm: Học tiếng Nghệ qua thơ lục bát hay nhất
Đài địu, dễ ợt là gàu cao su
Muốn ăn trầu thì hỏi trù
Con dâu tiếng Nghệ gọi du ấy mà.
Con gà thì gọi con ga
Con giun thì lại gọi ra con trùn
Chủi - chổi, đọi - bát, mươn – bàn
Nhởi - chơi, lười - nhác, mần – làm, cơn – cây
Đàng – đường, nác – nước, sân – cươi
Ngài – người, rú - núi, ròi – ruồi, me – bê
Troi – giòi, khái – cọp, vừa – vưa,
Mọi là con muỗi nhớ chưa bạn mình?
Tráo là chim sáo bé xinh
Bổ cấy đệt – là ngã đánh uỳnh đó nhe
Khuỷu chân gọi cái lặc lè
Bắp đùi gọi trắp vả nghe đừng cười.
Ót là gáy đấy bạn ơi
Trục cúi – đầu gối, ngận – thời chồn hương
Cõng nhau là cọng chắc nghe thường
Niêu tréch – nồi đất, cưởi là sương lạnh lùng.
Rào là tên gọi nhánh sông
Nhông là từ gọi người chồng dấu yêu
O – cô, mệ - mẹ, enh – anh
Cậu - cụ, cụ - cố, chị mình là ả nha.
Chúng tôi thì gọi nhà choa
Bọn bay nên hiểu nghĩa ra chúng mày
Tra – già, lạo – lão, nây- nai,
Cấy nớ - cái đó nghe hoài sẽ quen.
Mô – đâu, rứa – vậy, mong – trôông,
Ngong – nhìn, trộôc – dốc, đèo – truông, ri – rừng,
Chộ là thấy, nỏ là không,
Bénh là bánh, nia là nong, mũ – miều.
Từ điển tiếng Nghệ còn nhiều
Năm dài tháng rộng ta theo dần dần
Trước thời phải học thuộc lòng
Sau thời âm ngữ điệu vần luyện thêm
Bựa ni họoc từng nớ đạ bạn nhen…
>>>Xem thêm: Học tiếng Nghệ qua thơ lục bát hay nhất
Tác giả: SƯU TẦM
Tags: từ điển tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
-
17/05/2023 09:28
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
Gư nghĩa là gìĐức 23/12/2022 07:01
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
@Đức chào bạn có phải bạn nghe "gư chà" phải không? Nếu vậy có nghĩa là "a chà", một kiểu bộc lộ cảm xúc ấy ạadmin 23/12/2022 09:27
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
-
26/10/2021 09:29
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Viết hoan hỷ hay hoan hỉ sẽ hay, phù hợp hơn?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?
-
Khúc mắc hay khuất mắc hay khúc mắt từ nào đúng chính tả?
-
Cầu kì hay cầu kỳ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?
-
Việt vị hay liệt vị đúng? Vì sao nhiều người nhầm lẫn từ này?