Bia hơi xứ Nghệ
Người Vinh, hoài niệm với Vinh là con đường, là mái nhà, là những lô cốt, những ngôi chùa cổ, tiếng chuông nhà thờ ngân lên khi hoàng hôn buông. Người Vinh còn hoài niệm với Vinh bằng những thời khắc khó khăn, cha mẹ tất tả ngược xuôi mưu sinh mệt mỏi.
Bia hơi Vinh
Người Vinh nhớ về Vinh bằng những món ngon như Vũ Bằng "Thương nhớ 12" về Hà Nội, món Vinh, rất Vinh bao giờ cũng bắt đầu từ món khoai khô, sắn luộc bình dân nhất, hay món quà sáng xa xỉ, món ăn vặt của lũ học trò.... Nhớ ơi là nhớ.
Người Vinh, không nguôi ngoai được hơi thở Vinh mang vị quốc lủi madein Nghi Phú, Nghi Đức, Nghi Ân của những bậc lão gia tiền bối. Thời hậu bối có chút "tây" hơn lại nhớ bia hơi Vinh.
Con đường Phan Đăng Lưu mùa hè nào cũng đông đúc hơn bởi có nhà máy bia ở đó. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, lượng bia chai, bia lon đủ các thương hiệu từ sản xuất trong nước đến bia nhập khẩu đều có nhưng người Vinh đâu dễ quên cốc bia hơi mát lạnh.
Chẳng bàn về xuất xứ loại bia hơi Vinh, thương hiệu Vida, cũng chẳng bàn về thành phần lúa mạch, hoa bia, men bia được coi là bí quyết của mỗi dòng bia, bia hơi Vinh là loại bia bình dân nhất, mát nhất (loại bia thi gan nghênh chiến cùng gió Lào không hề nao núng) và là niềm tự hào không chỉ của dân Vinh.
Người Vinh, không nguôi ngoai được hơi thở Vinh mang vị quốc lủi madein Nghi Phú, Nghi Đức, Nghi Ân của những bậc lão gia tiền bối. Thời hậu bối có chút "tây" hơn lại nhớ bia hơi Vinh.
Con đường Phan Đăng Lưu mùa hè nào cũng đông đúc hơn bởi có nhà máy bia ở đó. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, lượng bia chai, bia lon đủ các thương hiệu từ sản xuất trong nước đến bia nhập khẩu đều có nhưng người Vinh đâu dễ quên cốc bia hơi mát lạnh.
Chẳng bàn về xuất xứ loại bia hơi Vinh, thương hiệu Vida, cũng chẳng bàn về thành phần lúa mạch, hoa bia, men bia được coi là bí quyết của mỗi dòng bia, bia hơi Vinh là loại bia bình dân nhất, mát nhất (loại bia thi gan nghênh chiến cùng gió Lào không hề nao núng) và là niềm tự hào không chỉ của dân Vinh.
Cốc bia hơi xua tan cái nắng
Bắt đầu từ 9 - 10h bia hơi đã được các quán bia nhập về cho người thưởng thức. Dòng bia bác xích lô hay anh công chức, viên chức đều bình đẳng thưởng thức ở các tuyến phố, đông nhất là những trưa hè, chiều hè, cốc bia hơi xua tan cái nắng, cái nóng, xua tan mệt nhọc của một ngày cống hiến cho công việc, xích lại gần nhau của các tay bia chiều tà sau trận bóng chuyền, bóng đá phủi...
Loanh quanh hồ Goong chật kín những quán bia hơi vì gần nhà máy, đường Võ Thị Sáu cũng coi như là thủ phủ của bia, rồi dọc đường Phong Định Cảng, đường Nguyễn Phong Sắc, đường Phan Bội Châu, đường Lê Hồng Phong, bia bụi hóp, bia Công Phú... là những nơi bia hơi Vinh thành ông lớn chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ. Món kèm bia cũng rất bình dân, đúng mùa thì đĩa lạc luộc hoặc gói lạc rang húng lìu, dăm ba con cá chỉ vàng, đĩa đậu phụ mắm tôm thơm mùi chanh ớt... tất cả tạo nên những bữa nhậu rất Vinh.
Những người đi xa, từng uống nhiều loại bia, nhưng hết thảy, họ thích bia hơi Vinh vì sự mát ngọt đến từng mm da thịt, hương bia Vinh đặc trưng ướp lạnh lưu giữ trong vòm miệng, từng hạt bọt bia liti vàng nhạt lưu luyến quanh cái cốc hay mép người thưởng thức, tất cả chỉ có thể là bia Vinh. Men bia hơi Vinh đậm đà như ân tình người Vinh, để lâu chút là nhân nhẩn đắng như lòng người đi xa luyến tiếc hương vị quê nhà. Và nữa bia Vinh là vị của quê hương khó lẫn vào các loại bia khác được.
Uống bia Vinh, nghe lao xao tiếng gió Lào vi vút trên những ngọn cây, tiếng keng keng cốc chạm, và đặc trưng tiếng Nghệ vang, to, rõ ràng âm sắc càng uống nhiều, âm lượng càng to.
Chiều nay nắng nóng, thèm cốc bia Vinh, thèm không khí lao xao nơi quán xá quê nhà. Nhớ Vinh, nhớ bia hơi bụi hóp và nhớ những cô bạn đôi khi dở hơi nghiền nhau để tào lao chuyện trời ơi đất hỡi. Đó chỉ thể là người Vinh và thức uống của Vinh thôi, dù đó là bia cốc, bia ca hay cả bốc bia to đùng thì nó đều là bia hơi Vinh, niềm tự hào con người xứ Nghệ.
Tác giả: NGUYỄN THU THỦY
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Học kỳ hay học kì? Kỳ thi hay kì thi? Cuối kỳ hay cuối kì?