Tiếng Nghệ có phải ngoại ngữ mô mà khó hiểu

Thứ tư - 16/06/2021 02:05
Với người miền khác, nghe tiếng Nghệ như nghe ngoại ngữ. Vừa nghe nặng, khó hiểu, vừa nghe thảnh thót như chim hót...
TIENG NGHE min
Bít trện (rèng rèng) bà con ơi!

1. Khiếu nại dùm đội Nghệ An cấy

Chương trình vui – khoẻ của VTV3, như thường lệ có ba đội tham dự (đội Hà Nội, đội Nghệ An và đội Thượng Thanh). Qua hai vòng thi đầu, đội Hà Nội và đội Nghệ An bằng điểm nhau và được bốc thăm trúng thưởng, đội Hà Nội bốc được hai bộ ly Tiệp, đội Nghệ An bốc được hai máy mát xa xung điện, coi như may mắn hơn chút đỉnh.

Màn thứ ba bắt đầu, vòng thi đấu thứ hai của màn ba với đề tài ghi nhanh các cụm từ có chữ “tra”, kết quả:
  • Đội Hà Nội ghi được 4 : Tra khảo, tra tấn, tra cứu, tra gạo
  • Đội Nghệ An ghi được 6 : Tra khảo, tra tấn, tra sổ, tra sách, tra nã và…tra quá
  • Đội Thượng Thanh ghi được 5 : Tra tấn, tra khảo, tra sử, tra cứu, tra sổ
BGK chấm điểm:
  • Đội Hà Nội : 4 cụm từ đều đúng
  • Đội Nghệ An : chấp nhận đúng 5, sai một (không chấp nhận cụm từ “tra quá”, BGK cho rằng không có nghĩa), tuy vậy vẫn vượt lên đội HN một cụm từ, đẫn đầu cuộc chơi.
Đến đây thì đội Nghệ An khiếu nại: 
  • Tra quá” tiếng Nghệ bầy tui nghĩa là “già quá”, có nghĩa mà BGK nói không là sao?
MIT LOC min
Mít lọc.

2. Suy tư trừu tượng về cái khu đọi

  • Con : Alô ! Mẹ ơi! Cho con hỏi chút.
  • Mẹ : Ừ con hỏi đi.
  • Con: Mẹ ơi tiếng Hà Tĩnh “khu đọi” nghĩa là gì ?
  • Mẹ: Là cái trôn bát con à!
  • Con: À ! Vậy là con hiểu rồi suy tư trừu tượng về cái trôn bát!
  • Mẹ: Là gì thế ? Mà sao tự nhiên con hỏi khu đọi vậy?
  • Con: Tại vì thầy đang dạy về suy tư trừu tượng, nhưng mà thầy dùng tiếng địa phương nhiều quá mẹ à, như hồi nãy thầy cứ nói liên tục về cái “khu đọi”, bọn con nghe mà không hiểu là thầy đang giảng cái gì ?
  • Trời ạ! Tiếng Nghệ “trôn bát” là “khu đọi” mà! Phải phải ! Suy tư trừu tượng về cái khu đọi.
doi ken
Đọi ken

3. Con ga ni mái ?

Có một người quê ở xứ khác đến chợ Cồn bán gà, con gà mà người này bán là gà trống và khách mua là dân địa phương hỏi giá:
  • Con ga ni mái (mấy)?
Người bán cứ tưởng người mua nhầm gà liền nhắc lại:
  • Con gà ni trống
Người mua lại hỏi câu trên:
  • Con ga ni mái?
Cuối cùng người bán bực mình chửi người mua:
  • Đồ mù, gà người ta thế mà cứ bảo là gà mái!
Và thế là hai bên châu vào chửi nhau, chỉ vì người bán gà không rành tiếng Nghệ.

Tác giả: Nghệ ngữ tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 4 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây