Chật hay trật là đúng? Tiếng Nghệ nói trật và chật là gì?
Chật hay trật, chật chội hay trật trội, chật hẹp hay trật hẹp, chật vật hay trật vật... là những từ rất nhiều người viết sai. Cùng tìm hiểu cách phân biệt trật hay chật đơn giản sau đây nhé!
1. Chật hay trật từ nào dùng đúng?
Chật hay trật từ nào dùng đúng còn theo từng ngữ cảnh. Vì trật hay chật đều có nghĩa trong tiếng Việt, không phải viết sai chính tả. Sở dĩ chúng ta phân vân vì có thể do nghe, viết lại sai trong một số tình huống.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt chúng ta có nghĩa chi tiết sau:
Chật: Là tính từ đề cập có kích thước nhỏ so với vật cần bọc hoặc cần chứa bên trong. Ví dụ chúng ta nói "nhà chật", "áo chật", "giày chật"...
-
Chật: Là tính từ để chỉ nhiều, đông quá mức trong một phạm vi nhất định nào đó. Ví dụ chúng ta nói "người xem chật hai bên đường", "quần áo nhét chật cả tủ"...
-
Chật: Là tính từ chỉ nhiều, đông quá mức trong một phạm vi nhất định nào đó. Ví dụ chúng ta nói "người xem chật đường", "quần áo nhét chật tủ"
-
Trật: Là động từ, khẩu ngữ thể hiện hành động lật ngược để bỏ ra đồ đang đội, đang mặc, bằng một động tác đột ngột. Ví dụ chúng ta nói: Trật áo cho xem sẹo, trật mũ ra sau...
-
Trật: Là động từ, đề cập ra ngoài vị trí, không còn khớp vào vị trí vốn có với một vật khác. Ví dụ chúng ta nói "tàu trật đường ray", "ngã trật khớp"...
Có thể bạn quan tâm:
2. Phân biệt chật chội hay trật trội, chật hẹp hay trật hẹp?
Để phân biệt chính xác chật hay trật thì chúng ta cần căn cứ vào từng ngữ cảnh cụ thể. Trong bảng sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết từng trường hợp này.
Thắc mắc thường gặp |
Từ dùng đúng |
Từ dùng sai |
Chật chội hay trật trội |
chật chội |
trật trội |
Chật hẹp hay trật hẹp |
chật hẹp |
trật hẹp |
Chật chội hay trật chội |
chật chội |
trật trội |
Chật vật hay trật vật |
chật vật |
trật vật |
Chật nhà hay trật nhà |
chật nhà |
trật nhà |
Chật cứng hay trật cứng |
chật cứng |
trật cứng |
trầy trật |
chầy chật |
Qua bảng trên, chúng ta dễ dàng phân biệt chật hay trật theo từng ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ, từ chúng ta sẽ dùng chật chội để miêu tả không gian hẹp, diện tích nhỏ. Còn trật chội, chật trội... đều là những từ dùng sai.
Một số ví dụ về từ chật chội/chật hẹpbạn có thể tham khảo thêm:
-
Căn phòng chật chội.
-
Con hẻm nhỏ và chật hẹp
-
Phòng làm việc kê nhiều bàn ghế nên rất chật chội
-
Xe ô tô ít chỗ, đông người nên chật chội
3. Trật hay chật trong tiếng Nghệ là gì?
Chật hay trật trong tiếng Nghệ là gì? Ngoài các nghĩa theo tiếng Việt phổ thông ở trên thì riêng từ trật tiếng Nghệ còn nghĩa: Không đúng, không trúng.
Ví dụ người Nghệ nói: Mần trật bài toàn (làm bài toán sai, không đúng), bắn trật con chim (bắn không trúng con chim..
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết chật hay trật đúng trong từng trường hợp nào. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể nhắn qua Fanpage tiếng Nghệ hoặc để lại bình luận ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ Tĩnh nhé.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?