Ngây tiếng Nghệ An là gì? Khác biệt gì với tiếng phổ thông?
Bạn đọc hẳn nghe người Nghệ nói "đồ ngây", "nhìn ngầy ngây", "nhìn như ngây", vây ngây tiếng Nghệ An là gì? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn nhé!
1. Ngây tiếng Việt nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết ngây tiếng Nghệ An là gì chúng ta cùng tìm hiểu từ ngây trong ngôn ngữ phổ thông nha. Từ đây giúp chúng ta dễ dàng phân biệt hơn.
Trong từ điển tiếng Việt, "ngây" là một tính từ thể hiện trạng thái đờ người ra, không cử động, không còn biết nói năng gì.
Ví dụ qua báo chí, sách vở và giao tiếp các vùng miền chúng ta thường nghe các câu như:
- Người ngây như khúc gỗ
- Đứng ngây ra đó à?
- Nghe càng đắm, ngắm càng say, Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình! (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ ngây trong tiếng Việt còn xuất hiện ở một số tính từ khác như "ngây thơ" (nhỏ dại, chưa hiểu đời), ngây ngất (cảm giác say mê điều gì đó). Trên thực tế, trong tiếng Nghệ thì người Nghệ vẫn dùng từ ngây theo nghĩa "thể hiện trạng thái đờ người ra, không cử động, không còn biết nói năng gì". Nhưng xét kỹ hơn từng ngữ cảnh sẽ thấy họ còn mang hàm ý khác như sau.
2. Ngây tiếng Nghệ An là gì?
Như đã đề cập, người Nghệ vẫn dùng từ ngây theo nghĩa phổ thông. Tuy nhiên, từ ngây còn mang nhiều hàm ý khác tùy theo ngữ cảnh như sau:
- Nhìn ngầy ngây, nhìn như ngây: Ý để đánh giá một ai đó nhìn không bình thường về mặt thể chất, tinh thần.
- Mi mặc đồ như ngây: Ý chê ai đó mặc quần áo không hợp thời, hợp người.
- Đồ ngây: Đồ điên, khùng, có vấn đề...
- Nói ngây ngây: Nói lung ta lung tung, nói sai, nghĩa tương tự câu rờ rờ rận rận trong tiếng Nghệ.
Như vậy, ở góc độ tổng thể từ ngây trong tiếng Nghệ An mang nghĩa chê bai, phản bác hoặc đánh giá một sự vật, sự việc, con người... Có người cho rằng từ ngây là một cách chửi trong tiếng Nghệ, điều này có lẽ cũng đúng.
Hy vọng với giải thích như trên sẽ giúp bạn đọc hiểu ngây tiếng Nghệ An là gì. Lưu ý với bạn đọc thêm rằng, đôi khi nghe ai đó nói "ngây" thì đừng vội giận nhé, vì có thể họ đang nói đùa, trêu chọc thôi, đặc biệt là giới trẻ.
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?