Hỏi đáp tiếng Nghệ: cấy cươi là gì, trục cúi là gì?
Cấy cươi là gì, trục cúii là gi - một bạn đọc nhắn hỏi Nghệ ngữ như thế trên Fanpage Tiếng Nghệ. Trong bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải thích rõ hơn để bạn đọc hiểu về "cấy cươi", "cấy trục cúi" này nha, mời bạn đọc theo dõi.
1. Cấy cươi là gì trong tiếng Nghệ?
Cấy cươi là gì? Xin thưa chính là "cái sân" trước nhà theo tiếng phổ thông nhé. Trong tiếng Nghệ, "cấy" là "cái", "cươi" là "sân". Tuy nhiên bạn đọc cần lưu ý thêm một số điều sau về danh từ này nha.
Cấy cươi là sân trước nhà, không phải sân sau nhà, hoặc các khoảng sân khác như sân bóng các loại. Người dân xứ Nghệ ở quê luôn luôn có "cái cươi" trước nhà, "cươi" là cầu nối giữa nhà và ngõ. Sau này, cuộc sống phát triển, nhiều miền quê trở thành thành phố hoặc thị trấn thì đất hẹp, người đông nên dần dà mất cả "cươi" lẫn "ngọ" (cửa ngõ).
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, giới trẻ xứ Nghệ bây giờ không còn quá nhiều bạn biết "cấy cươi". Họ là những người trẻ sinh ra và lớn lên ở phố, hoặc ở làng nhưng người thân trong gia đình đã chuyển qua gọi "cái sân", nên dần dà mai một đi từ tiếng Nghệ rất hay này.

2. Trục cúi là gì?
Cùng với câu hỏi "cấy cươi là gì" thì một bạn đọc khác lại hỏi, trong tiếng Nghệ trục cúi nghĩa là gì? Xin thưa với bạn đọc, "trục cúi" chính là "đầu gối" trong tiếng phổ thông.
Thử phân tích từ "trục cúi" sẽ thấy danh từ này rất hay. "Trục" tương tự nghĩa từ "trục xe đạp", "trục động cơ" là bộ phận giúp một vật di chuyển, còn "cúi" là "cúi xuống", "gập xuống". Như vậy, phải chăng "trục cúi" là bộ phận giúp chúng ta di chuyển và cúi lên cúi xuống? Nếu quả đúng là như thế thì từ tiếng Nghệ này rất tượng hình phải không?
Một số bạn đọc nhắn hỏi "cái trốc cúi" hay "cái trục cúi" mới đúng tiếng Nghệ. Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì "trục cúi" mới đúng, và suy luận theo cách trên thì có lẽ trục cúi hợp tình, hợp lý hơn.

Như vậy, qua bài viết này Nghệ ngữ đã giải thích cấy cươi là gì, trục cúi là gì. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmai.com nhé. Trân trọng!
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Rứa, rầy, răng, ri là gì?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tự hào mần du xứ Nghệ
24/04/2023 02:59
-
Nỏ chộ bay gọi về
04/05/2023 20:27
-
Dặn bay từng nớ
29/04/2023 10:25
-
Thơ tiếng Nghệ: Chợ quê
05/05/2023 05:03
-
Nụ cười quê nhà
09/05/2023 20:35
-
Đừng để cha nhắc nựa
29/04/2023 22:29
-
Chuyện dự cháu
10/05/2023 23:55
-
Lấy gấy miền Trung
16/05/2023 06:19
-
Chuyện mần mùa
17/05/2023 10:01
-
Ló tiếng Nghệ An là gì? Top 10 từ điển mùa gặt cần biết
23/05/2023 22:46