Hỏi đáp tiếng Nghệ: Bẹp tiếng Nghệ An là gì?
Bẹp tiếng Nghệ An là gì? Khi nào người Nghệ dùng từ bẹp? Trong bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết về từ này đến bạn đọc nhé. Mời bạn đọc theo dõi!

1. Bẹp trong tiếng phổ thông nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu bẹp tiếng Nghệ An là gì chúng ta cùng hiểu nghĩa từ bẹp trong tiếng phổ thông nhé. Vì riêng từ này người Nghệ hiểu theo 2 nghĩa khác nhau: Một nghĩa theo đúng nghĩa của tiếng phổ thông trong từ điển, và một nghĩa theo tiếng Nghệ.
Trong từ điển tiếng Việt, "bẹp" là một tính từ có đến 2 nghĩa như sau:
- Bẹp để chỉ một vật bị dẹp xuống do lực ép. Ví dụ: "quả bóng hết hơi bẹp dí", "cái nón bị dẫm bẹp"...
- Bẹp để chỉ tình trạng một người, hoặc con vật mất hết khả năng vận động, đang ốm như bị ép chặt vào một nơi. Ví dụ chúng ta thường nói "thằng đó bị ốm đang nằm bẹp ở nhà".
Với riêng người Nghệ, từ "bẹp" theo nghĩa trên vẫn thường được dùng. Trong cuộc sống người Nghệ vẫn thường nói "bẹp dí", "nằm bẹp", "bẹp thẹp lép" (rất là bẹp) với nghĩa như trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, họ còn có một nghĩa khác mà Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết hơn trong phần sau.

2. Bẹp tiếng Nghệ An là gì?
Như Nghệ ngữ đã đề cập, bẹp trong tiếng Nghệ còn mang một nghĩa khác. Cụ thể, bẹp là một tính từ để chỉ giới tính nữ. Ví dụ, họ gọi con gái là bẹp, con trai là cu, nên khi một em bé chào đời họ hay nói "thêm một bẹp nựa" - tức là "thêm một đứa con gái nữa".
Ngày nay, từ bẹp vẫn được dùng rất phổ biến ở xứ Nghệ. Người già, người trẻ vẫn gọi con gái là "bẹp" như một cách gọi dân dã, quen thuộc. Một số bạn đọc thắc mắc, phải chăng từ "bẹp" trong cách gọi này mang tính chất phân biệt, đối xử về mặt giới tính? Xin thưa không phải như thế nhé, từ "bẹp" chỉ là một cách gọi thân thương mà thôi. Và phải chăng cách gọi này xuất phát từ yếu tố tượng hình?
Cuối cùng, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc ngoài tỉnh sẽ hiểu bẹp tiếng Nghệ An là gì từ đó biết rằng trong cách xưng hô người Nghệ đây là một từ rất thú vị, không có ý miệt thị hay phân biệt. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác xin vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé.
>>>Xem thêm: O trong tiếng Nghệ An có nghĩa là gì?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Vì lương hưu
20/04/2023 04:39
-
Tự hào mần du xứ Nghệ
24/04/2023 02:59
-
Nỏ chộ bay gọi về
04/05/2023 20:27
-
Dặn bay từng nớ
29/04/2023 10:25
-
Thơ tiếng Nghệ: Chợ quê
05/05/2023 05:03
-
Nụ cười quê nhà
09/05/2023 20:35
-
Đừng để cha nhắc nựa
29/04/2023 22:29
-
Chuyện dự cháu
10/05/2023 23:55
-
Lấy gấy miền Trung
16/05/2023 06:19
-
Chuyện mần mùa
17/05/2023 10:01