Răng tiếng Nghệ An là gì? Dùng từ răng trong trường hợp nào?
Khi nói chuyện với người Nghệ hẳn bạn đọc nghe rất nhiều từ "răng". Vậy răng tiếng Nghê An là gì? Người Nghệ dùng trong trường hợp nào? Mời bạn đọc cùng Nghệ ngữ tìm hiểu qua bài viết sau nha.
1. Răng tiếng Nghệ An là gì?
Cùng với từ rứa trong tiếng Nghệ thì từ "răng" được người Nghệ dùng rất nhiều. Vậy răng tiếng Nghệ An là gì? Chúng ta hãy tham khảo các ví dụ sau đây nhé!
-
Mần răng?
-
Răng rứa?
-
Như bừa rụng răng
Trong 3 ví dụ trên thì từ "răng" ở hai câu đầu có nghĩa là "sao". Cụ thể, "mần răng" có nghĩa "làm sao", "răng rứa" có nghĩa "sao thế". Còn ở câu "như bừa rụng răng" thì răng là danh từ, chỉ bộ phận chìa ra (nhìn như hàm răng) trên chiếc bừa để làm đất cấy lúa.
Như vậy, từ răng trong tiếng Nghệ có 2 nghĩa như trên. Trong đó nghĩa dùng nhiều nhất là "sao", "sao thế".
2. Người Nghệ dùng từ răng trong trường hợp nào?
Trong từ điển ca dao tục ngữ Nghệ Tĩnh có khá nhiều câu dùng từ răng:
-
Răng cào chìa (Răng to, hô, chìa ra rất xấu. Răng ông nớ như răng cào chìa.)
-
Răng đen má đỏ (Người phụ nữ đẹp (theo quan niệm thời xưa).
Từ răng trong trường hợp này là danh từ, để chỉ hàm răng của con người. Tất nhiên, từ răng này phổ thông, không chỉ riêng gì tiếng Nghệ. Cái đáng bàn là từ "răng" với nghĩa "sao", "sao thế" mà người Nghệ thường dùng.
Cụ thể, người Nghệ rất hay dùng các câu để hỏi như: Răng rứa, Mần răng rứa... Hoặc đơn giản họ chỉ nói mỗi từ "răng?" cũng có nghĩa là hỏi "làm sao thế" rồi nhé.
Hay trong bài hát Răng anh nỏ về có hai câu:
Răng anh nỏ về về lại quê em xứ Nghệ
Răng anh nỏ về lời thề em có chi sai
Từ răng ở đây cũng có nghĩa "sao" nhưng mang âm hưởng trách móc, giận hờn, qua đó bày tỏ được tình cảm của người con gái Nghệ Tĩnh.
Với giải thích như trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc ngoài tỉnh hiểu răng tiếng Nghệ An là gì. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com nha.
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?