Ni tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào dùng từ ni?
Trong cuộc sống thường ngày người Nghệ hay nói "cấy ni", "cấy tê", "ngay ni", "bựa ni"... Vây ni tiếng Nghệ An là gì? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp thắc mắc đến bạn đọc ngoài tỉnh nha.

1. Ni tiếng Nghệ An là gì?
Hẳn khi giao tiếp với người Nghệ An và Hà Tĩnh bạn đọc thường nghe nói những câu có từ ni như "bựa ni", "túi ni", "ngay ni"... vậy ni tiếng Nghệ An là gì? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu qua các ví dụ sau nha.
-
Enh ả nớ lấy chắc bốn năm ni rồi.
-
Đi ra đàng thì đi bên ni nì.
Trong hai ví dụ trên từ ni có nghĩa khác nhau. Ở câu đầu tiên "enh ả nớ lấy chắc bốn năm ni rồi" thì từ "ni" có nghĩa "nay": Anh chị kia lấy nhau bốn năm nay rồi. Còn ở ví dụ thứ hai "đi ra đàng thì đi bên ni nì" thì từ "ni" có nghĩa là "này": Đi ra đường nhớ đi bên này nè.
Ngoài ra, bạn đọc có thể thấy một số ví dụ khác dùng từ ni trong tiếng Nghệ như sau:
-
Túi ni: Tối nay
-
Bựa ni: Bữa nay
-
Bên ni, bên tê: Bên này, bên kia
-
Ngay ni: Ngày hôm nay
-
Ni nì: Thế này

2. Phân biệ từ "ni" và "nì" trong tiếng Nghệ
Cùng với từ mô và từ mồ trong tiếng Nghệ dễ khiến bạn đọc ngoài tỉnh nhầm lẫn, thì từ ni và từ nì cũng gây khó khăn cho người nghe.
Về mặt chữ viết, ni và nì chỉ khác một dấu huyền. Nhưng như đã nói ở trên, do nhiều nơi nói nhanh nên bạn đọc ngoài tỉnh sẽ khó nghe. Hơn thế ni cũng có nghĩa là "này", và "nì" cũng có nghĩa là "này".
Cụ thể, khi nói "bên ni bên tê" thì chúng ta hiểu là "bên này bên kia", nhưng không thể nói "bên nì" thay thế được. Vậy từ nì thường dùng với nghĩa "này" và "nè" trong trường hợp nào? Hãy xem các ví dụ sau để phân biệt nhé.
-
A ri nì: Thế này nè
-
Ni nì: Thế này
Lưu ý thêm với bạn đọc, đôi khi người Nghệ dùng từ "nị" thay từ "nì" trong các ví dụ trên nha.
Hy vọng với giải thích chi tiết ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu ni tiếng Nghệ An là gì và cách dùng trong giao tiếp. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc gửi email tới toiyeunghengu@gmail.com nha.
>>> Xem thêm: Răng tiếng Nghệ An là gì? Dùng từ răng trong trường hợp nào?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
14/09/2023 23:34
-
Gà nấu xáo Nghệ An - 2 cách nấu ngon đậm vị nhất
20/09/2023 20:40
-
Mã Zip Nghệ An 2023: Cập nhật mã bưu chính Nghệ An mới nhất
22/09/2023 04:16
-
Mần du Hà Tịnh
20/08/2023 05:28
-
Bảng từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y
30/08/2023 22:45
-
Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần A - B- C - D
27/08/2023 05:13
-
Một buổi đi tru
28/08/2023 09:34
-
Thơ tiếng Nghệ: Nỏ xa nhau
07/09/2023 22:18
-
Méng là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
16/09/2023 22:42
-
Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh vần E - G - H - I - K - L - M - N
28/08/2023 05:22