Bầy choa có chộ mô mồ là gì?
Một bạn đọc hỏi trong tiếng Nghệ "bầy choa có chộ mô mồ là gì"? Vì sao người Nghệ hay nói "bầy choa", "chộ mô mồ" nghĩa là sao? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết tới bạn đọc nha.

1. Bầy choa có chộ mô mồ là gì?
Như đã đề cập ở phần giới thiệu bài viết này, câu "bầy choa có chộ mô mồ" dịch sang tiếng phổ thông là "chúng tôi có thấy đâu nào", hoặc "bọn tôi/ bọn tao có thấy đâu nào" nhé.
Cụ thể hơn, bạn đọc có thể tách từng từ trong câu trên để dễ hiểu như sau nhé:
- Bầy choa: Chúng tôi/ Bọn tôi/ Chúng tao/ Bọn tao... Tùy vào từng ngữ cảnh mà bạn đọc có thể dịch theo cảm xúc đúng với người đang xưng hô nha. Ví dụ, nếu nói với bạn bè cùng trang lứa thì có thể dịch thành "bọn tạo".
- Có chộ: Có thấy. Từ chộ trong tiếng Nghệ ở câu nói này có nghĩa là "thấy", "nhìn thấy". Nên bạn đọc có thể dịch "có chộ" thành "có thấy". Lưu ý thêm rằng, tùy theo vùng mà họ có thể nói lẫn lộn dấu sắc dấu huyền thành "cò chộ" cũng nghĩa tương đương nha.
- Mô mồ: Đâu nào. Từ mô trong tiếng Nghệ có nghĩa là "đâu". Còn từ "mồ" trong câu này có nghĩa là "nào".
Như vậy câu "bầy choa có chộ mô mồ" có nghĩa "chúng tôi có thấy đâu nào" là một câu trả lời , giãi bày trước sự việc nào đó rặt tiếng Nghệ. Bạn đọc có thể tra từ điển tiếng Nghệ An cho người ngoài tỉnh một số từ khác nữa nhé.

2. Vì sao người Nghệ hay nói "choa", dùng "chộ", "mô mồ"
Những từ như "choa", "chộ", "mô", "mồ" xuất hiện rất nhiều trong đời sống người Nghệ. Có thể nói đây là những từ vựng cơ bản nhất mà bạn đọc ngoài tỉnh cần học.
"Choa" là đại từ nhân xưng để xưng hô thay cho bọn tôi, chúng tôi hoặc bọn tao, chúng tao (tùy theo đối tượng xưng hô). Qua từ choa thể hiện tính cách của người Nghệ: tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Họ hay nói "quê choa", "nhà choa", "mẹ choa", rồi để cả những con vật, cây cối cũng "của choa".
Tương tự từ "chộ", "mô", "mồ" cũng xuất hiện trong giao tiếng của người Nghệ rất nhiều. Trong đó từ "mô" là nhiều nhất và có lẽ bạn đọc ngoài tỉnh sẽ hiểu vì ít ra họ cũng từng nghe bài hát "đi mô cụng nhớ về Hà Tịnh"...
Còn từ "mồ" ở câu này mang nghĩa "nào". Tất nhiên từ này còn nghĩa khác mà Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau nhé.
Với giải thích như trên hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ câu bầy choa có chộ mô mồ là gì rồi chứ? Nếu còn thắc mắc bạn đọc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ để admin sớm trả lời nhé!
>>> Xem thêm: Cấy tiếng Nghệ An là gì? Có bao nhiêu nghĩa?
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Mè hè là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
24/12/2022 02:11
-
Mồ tiếng Nghệ An là gì? Thường dùng trong ngữ cảnh nào?
20/12/2022 18:08
-
Choa tiếng Nghệ An là gì? Một vài ví dụ dùng từ choa
18/12/2022 20:38
-
10 bài thơ chửi tiếng Nghệ An thú vị (cha mẹ chưởi con)
17/12/2022 20:16
-
Thơ tiếng Nghệ: Mùa sim chín
17/12/2022 21:28
-
Chi tiếng Nghệ An là gì? 10 ví dụ dùng từ chi
22/12/2022 22:19
-
Cấy tiếng Nghệ An là gì? Có bao nhiêu nghĩa?
17/12/2022 07:00
-
Cò lẹ tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào người Nghệ nói cò lẹ?
18/12/2022 22:30
-
Bầy choa có chộ mô mồ là gì?
17/12/2022 08:09
-
Chẻo lạc Nghệ An làm từ nguyên liệu nào? Có gì đặc biệt?
19/12/2022 20:08