Hỏi đáp tiếng Nghệ: Rứa tiếng Nghệ An là gì?
Rứa tiếng Nghệ An là gì? Người Nghệ thường dùng từ rứa trong trường hợp nào? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết tới bạn đọc về từ rứa trong tiếng Nghệ nha.

1. Rứa tiếng Nghệ An là gì?
Nhiều bạn ngoài tỉnh hỏi "vì sao người Nghệ nói rứa nhiều thế", nào là "chi rứa", "răng rứa", "mần rứa", rồi đến "ngơ rứa", "khó rứa"... vậy từ rứa tiếng Nghệ An là gì? Hãy cùng tiếng Nghệ tìm hiểu về nghĩa của từ rứa là gì nha.
Từ rứa trong tiếng Nghệ có nghĩa là "thế". Người Nghệ dùng từ rứa rất nhiều, chính vì vậy mà bây giờ, bạn đọc có thể tra từ điển tiếng Việt cũng có từ "rứa" đấy. Dưới đây là một số ví dụ dùng từ rứa trong đời sống người dân xứ Nghệ nha.
- Chi rứa = Gì thế
- Răng rứa = Sao thế
- Mần rứa à = Làm thế à
- Khó rứa = Khó thế
- A rứa = Như thế
Điều đặc biệt là từ "rứa" trong tiếng Nghệ hay đi với các từ "răng", "chi" tạo thành một câu hỏi ngắn gọn, súc tích. Hẳn bạn đọc ngoài tỉnh thường nghe người Nghệ hỏi: Cấy chi rứa (cái gì thế), Mần chì chi a rứa (Làm gì thế)...
Hoặc bạn đọc muốn thả thính bằng tiếng Nghệ có thể sử dụng câu: "A rứa enh có yêu em khung?" Hoặc "a rứa em có yêu enh khung", nhé.

2. Về từ rứa trong ca dao, dân ca...
Từ rứa trong tiếng Nghệ không chỉ được dùng nhiều trong giao tiếp hằng ngày mà còn xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca và nhiều bài hát mà giới trẻ rất hâm mộ.
Ví dụ ca dao có câu: Đôi ta như chỉ xe tư, Xe răng thì rứa y như một lời. Hay trong bài hát Lỡ hẹn với dòng Lam có một câu hát rất hay: "Giận hờn chi rứa bến sông buồn". Trong câu này "chi rứa" hiểu là "gì thế", nhưng nếu thay "gì thế" vào thì lời hát bỗng trở nên mất tính biểu cảm.
Đây cũng là một trong những nét đẹp của tiếng Nghệ, không riêng từ "rứa": Tính biểu cảm, biểu đạt cảm xúc rất tốt. Có lẽ vậy mà cao dao, dân ca, văn thơ sử dụng tiếng Nghệ đi sâu vào lòng người hơn chăng?
Hy vọng rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rứa tiếng Nghệ An là gì. Ngoài bài viết này, bạn đọc có thể xem thêm chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ để biết thêm những từ thường dùng trong cuộc sống của người Nghệ nha.
>>>Xem thêm: Từ điển Nghệ An với các từ ù khăn, nhể, tề, rệt, nỏ, dừ
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
-
04/12/2023 08:16
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?