Hỏi đáp tiếng Nghệ: Rứa, rầy, răng, ri là gì?
Rứa, răng, rầy, ri... những từ rất phổ biến trong cuộc sống người Nghệ. Vậy những từ này có nghĩa là gì? Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau nhé!

1. Rứa tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc nhắn tin qua kênh Youtube Tiếng Nghệ hỏi: Rứa tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa rằng, "rứa" trong tiếng Nghệ nghĩa là "thế", "vậy". Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc xem các ngữ cảnh có từ này xuất hiện nha.
- Mi đi mô rứa = Mày đi đâu thế/ mày đi đâu vậy?
- Bay đừng cò mà mần rứa = Bay đừng có làm như thế!
- Rứa enh cò yêu em khung = Thế anh có yêu em không?
- Rứa nha = Thế nhé/ Vậy nhé!
- Cấy chi rứa = Cái gì thế?
- Mô rứa hầy = Ở đâu thế nhỉ/ Đi đâu thế nhỉ
2. Rầy tiếng Nghệ An là gì?
Bên cạnh "rứa" thì người Nghệ còn dùng từ "rầy" khá nhiều. "Rầy" là một tính từ thể hiện sự xấu hổ. Ngoài từ "rầy" thì nhiều vùng ở Nghệ Tĩnh còn dùng từ "trơi" cũng với nghĩa tương tự. Dưới đây là một số câu nói có dùng từ này.
- Tê tau chộ đạ rầy bay nạ = Haizz tao thấy xấu hổ bay ạ.
- Đừng mần rầy = Đừng làm rối chuyện lên
- Đừng bây trơi bây rầy = Đừng làm thêm xấu hổ

3. Răng tiếng Nghệ An là gì?
Trong tiếng Nghệ, "răng" có thể hiểu nghĩa là "sao thế", "sao vậy", "thế nào". Thông thường người Nghệ hay nói cửa miệng "a răng" thì nên hiểu là thế nào. Ví dụ cụ thể hơn trong các ngữ cảnh sau nhé!
- Mi đợt ni a răng = Mày dạo này thế nào?
- Răng lại rứa = Sao lại thế?
- A ri là a răng = Thế này là thế nào?
Lưu ý: Một số vùng ở Hà Tĩnh không nói "răng" mà nói "năng". Ví dụ "mi đợt ni a năng" thì tương tự "mi đợt ni a răng" nhé.
4. Ri tiếng Nghệ An là gì?
"Ri" trong tiếng Nghệ có nghĩa theo tiếng phổ thông là "này", hoặc một số vùng có nghĩa là "rừng". Cụ thể hơn bạn đọc có thể tìm hiểu theo các ngữ cảnh sau nhé.
- A ri = thế này ( người Nghệ rất thường nói "a ri" khi giao tiếp)
- Lợn ri = Heo rừng
Ngoài những từ ở trên, trong tiếng Nghệ còn rất nhiều từ thường gặp khác. Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết Từ điển tiếng Hà Tĩnh - 100 từ thường gặp nhất hiện nay nhé hoặc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha.
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tại sao có 2 đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
14/09/2023 23:34
-
Gà nấu xáo Nghệ An - 2 cách nấu ngon đậm vị nhất
20/09/2023 20:40
-
Mã Zip Nghệ An 2023: Cập nhật mã bưu chính Nghệ An mới nhất
22/09/2023 04:16
-
Mần du Hà Tịnh
20/08/2023 05:28
-
Bảng từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh: vần O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y
30/08/2023 22:45
-
Cách làm khoai xéo Nghệ An Hà Tĩnh chuẩn vị nhất
20/09/2023 02:41
-
Từ điển tiếng Nghệ An Hà Tĩnh vần A - B- C - D
27/08/2023 05:13
-
Một buổi đi tru
28/08/2023 09:34
-
Méng là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
16/09/2023 22:42
-
Thơ tiếng Nghệ: Nỏ xa nhau
07/09/2023 22:18