Những từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh thường gặp nhất
Những từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh thường gặp như ngây, ầy, bà trắp, sinh gớm... vốn rất quen thuộc với người dân xứ Nghệ. Nhưng với bạn đọc ngoài tỉnh, những từ này là cả một thách thức để hiểu hết ý nghĩa đằng sau đó. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết nhé!

1. Ngây tiếng Nghệ An là gì?
Một trong những từ địa phương Nghệ An thường gặp trong cuộc sống là "ngây". Trong cách nói của người Nghệ, "ngây" là một tính từ tương tự "ngây thơ" (nhỏ dại, trong sáng) nhưng có hàm ý nặng hơn ngây thơ.
Cụ thể, khi người Nghệ nói ai đó "ngây à", "ngây ngây" có nghĩa họ muốn bày tỏ không đồng ý với việc làm, hành động của người đó. Lúc này, "ngây" tương đương nghĩa "ngất ngất", "điên điên", "dại", không khôn khéo, không tỉnh táo.
2. Những từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh thú vị: Lộ khu là gì? Sinh gớm là gì?
Một bạn đọc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ hỏi: Lộ khu là gì? Sinh gớm là gì? Hai từ này nên hiểu ra sao.
Xin thưa, "lộ khu" là chỉ "lỗ đít" - một danh từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người. Người Nghệ gọi "mông, đít" là "khu". Ngoài ra, họ còn hay nói "quẹt khu" với hàm ý rằng không đồng tình, đồng ý. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài "ẻ vô, quẹt khu là gì" nhé.
Còn "sinh gớm" là một tính từ để bày tỏ một sự việc, sự vật nhìn ghê tởm. Lúc này "sinh sớm" có nghĩa "nhìn thấy ghê" trong tiếng phổ thông nha. Người Nghệ Tĩnh hay nói "nhìn sinh gớm" ý nói rằng nhìn thấy rất ghê, rất đáng sợ.
Hoặc đôi khi họ dùng từ "sinh gớm" để nhấn mạnh. Ví dụ họ sẽ nói "cun nớ xấu sinh gớm" thì hiểu "con đó rất xấu". "Thằng nó kẹt sinh sớm" thì hiểu "thằng đó rất kẹt, ki bo"...

3. Ầy tiếng Nghệ An là gì?
Trong từ điển tiếng Nghệ An, "ầy" có nghĩa là "có", "đồng ý". Ví dụ khi bạn hỏi: "Chiều nay chúng ta đi ăn nhé" thì người Nghệ sẽ trả lời ngắn gọn "ầy" - tức là "ok nhé", "đồng ý nha".
4. Bà trắp là gì?
Một trong những từ địa phương Nghệ An Hà Tĩnh khá phổ biến là bà trắp. Từ này tùy theo vùng mà có thể nói thành "cà trắp" với ý nghĩa "tào lao".
Ví dụ, nếu nghe người Nghệ nói "cầy đồ bà trắp" thì hiểu là "cái quân tào lao", "cái bọn hay lừa đảo". "Bà trắp" thường đi với "bà trợn" trong tiếng Nghệ, nên người Nghệ thường nói thành một câu: Cấy đồ bà trắp bà trợn với ý rằng "cái bọn tào lao, không đáng tin cậy.
5. Nhởi tiếng Hà Tĩnh là gì?
"Nhởi" là một động từ, có nghĩa là "chơi" trong tiếng phổ thông. Ví dụ người Hà Tĩnh nói "đi nhởi" thì hiểu là "đi chơi". Hoặc họ hay nói với trẻ con: "Bay họoc khung lo họoc cả ngay lo đi nhởi" thì hiểu " Tụi mày học không lo học suốt ngày lo đi chơi".

6. Cọt tiếng Nghệ An là gì? mô rứa hầy là gì?
Ngoài những từ địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh ở trên thì bạn đọc còn nhắn tin, gửi email tới Nghệ Ngữ nhờ giải thích nghĩa hai từ "cọt" "mô rứa hầy" nghĩa là gì.
Xin thưa cùng bạn đọc, "cọt" trong tiếng Nghệ có thể hiểu là "còi cọ", "gầy gò ốm yếu", "không chịu lớn". Ví dụ nói "thằng nớ cọt" thì hiểu "thằng đó còi cọc".
Còn "mô rứa hầy" thì bạn đọc hiểu là "ở đâu thế" nhé. Ví dụ, khi nghe người Nghệ họ "mô rứa hầy" thì hiểu là họ đang hỏi bạn đang ở đâu nhé.
Ngoài những từ địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh ở trên nếu còn từ nào khác chưa hiểu, mời bạn đọc gửi email tới toiyeunghengu@gmail.com nhé. Hoặc nhắn tin và liên hệ qua Youtube Tiếng Nghệ bạn nha.
Tác giả bài viết: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Mè hè là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
24/12/2022 02:11
-
Mồ tiếng Nghệ An là gì? Thường dùng trong ngữ cảnh nào?
20/12/2022 18:08
-
Choa tiếng Nghệ An là gì? Một vài ví dụ dùng từ choa
18/12/2022 20:38
-
10 bài thơ chửi tiếng Nghệ An thú vị (cha mẹ chưởi con)
17/12/2022 20:16
-
Thơ tiếng Nghệ: Mùa sim chín
17/12/2022 21:28
-
Chi tiếng Nghệ An là gì? 10 ví dụ dùng từ chi
22/12/2022 22:19
-
Cấy tiếng Nghệ An là gì? Có bao nhiêu nghĩa?
17/12/2022 07:00
-
Cò lẹ tiếng Nghệ An là gì? Lúc nào người Nghệ nói cò lẹ?
18/12/2022 22:30
-
Bầy choa có chộ mô mồ là gì?
17/12/2022 08:09
-
Chẻo lạc Nghệ An làm từ nguyên liệu nào? Có gì đặc biệt?
19/12/2022 20:08