Viết già dặn hay già giặn? Căn dặn hay căn giặn?

1. Viết già dặn hay già giặn?
Già dặn hay già giặn là trường hợp nhầm lẫn giữa d và gi như các trường hợp gián đoạn hay dán đoạn, dì hay gì, dèm pha hay gièm pha... mà chúng tôi từng đề cập.
Và đáp án mà bạn đọc cần nhớ là già dặn viết đúng chính tả. Còn các cách viết già giặn, dà dặn, dà giặn... đều sai chính tả và không có nghĩa nhé.
Cụ thể, từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ "già dặn" với 2 nghĩa như sau:
-
Nghĩa thứ nhất: (người) ở vào tuổi đã phát triển đầy đủ về các mặt. Ví dụ: nét mặt già dặn, ít tuổi nhưng trông khá già dặn...
-
Nghĩa thứ hai: đã trưởng thành, vững vàng về mọi mặt, do đã từng trải, được rèn luyện nhiều. Ví dụ: ăn nói già dặn, già dặn kinh nghiệm....
Trên báo chí, bạn đọc cũng sẽ thấy từ "già dặn" được sử dụng khá phổ biến. Ví dụ các bài báo sau đây:
-
Hứa Vĩ Văn theo đuổi hình ảnh già dặn
-
Ngôn Thừa Húc già dặn bên Ngô Kiến Hào
-
Những câu nói 'già dặn' của học sinh khi không ở cạnh ba mẹ
>>>Đọc thêm: Giã ngoại hay dã ngoại? Giã man hay dã man đúng chính tả?
2. Căn dặn hay căn giặn? Dặn dò hay giặn dò?
Tương tự trường hợp già dặn hay già giặn thì các trường hợp này bạn đọc cần viết: Căn dặn, dặn dò mới đúng chính tả nhé.
Cụ thể hơn, bạn đọc chỉ cần nhớ: Trong tiếng Việt từ "dặn" mới có nghĩa, còn từ "giặn" không có nghĩa nha. Điều này hoàn toàn khác với các trường hợp d và gi khác nhé.
Cụ thể, từ dặn là động từ có nghĩa "bảo cho biết điều cần nhớ để làm". Còn cách viết "giặn" trong mọi trường hợp đều sai chính tả.
Như vậy, kết lại bạn đọc cần nhớ mọi trường hợp đều cần viết "dặn" mới đúng chính tả: già dặn, căn dặn, dặn dò... Nếu còn thắc mắc nào khác hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Viết nhướn mày hay nhướng mày? Nhướn mắt hay nhướng mắt?
-
Kí ức hay ký ức mới đúng chính tả? Nên viết i ngắn hay y dài?
-
Viết gửi gấm hay gửi gắm hay gởi gắm đúng chính tả?
-
Viết giận dỗi hay giận rỗi đúng? Vì sao nhiều người nhầm lẫn?
-
Xây xát hay sây sát đúng chính tả? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Từ điển tiếng Quảng Trị cho người ngoài tỉnh