Gián đoạn hay dán đoạn đúng chính tả? Nghĩa là gì?
1. Gián đoạn hay dán đoạn đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập ngay đầu bài viết này, trường hợp gián đoạn hay dán đoạn thì gián đoạn viết đúng chính tả. Còn dán đoạn là cách viết sai chính tả, không có nghĩa, do nhầm lẫn d/gi (dán hay gián) như nhiều trường hợp khác: già dặn và già giặn...
Cụ thể, từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ gián đoạn. Hoặc khi đọc sách, báo bạn đọc sẽ thấy các bài viết dùng từ này khá nhiều như sau:
-
Hệ thống hải quan điện tử gián đoạn 16 giờ
-
Nhiều sân bay gián đoạn vì dịch vụ đám mây Microsoft gặp sự cố
-
Tour đảo Phú Quốc gián đoạn đã hoạt động trở lại
>>>Xem thêm các trường hợp nhầm lẫn chính tả Ở LINK NÀY nhé!
2. Gián đoạn nghĩa là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, gián đoạn là động từ có nghĩa "đứt quãng, không liên tục trong không gian, thời gian". Ví dụ: công việc bị gián đoạn do bão, tiếng thét làm cho dòng suy nghĩ bị gián đoạn...
Từ gián đoạn đồng nghĩa với từ đứt quãng, ngắt quãng... trong tiếng Việt.
Cũng lưu ý thêm với bạn đọc các trường hợp viết gián/dán như sau nha:
-
Gián: con gián, gián đoạn, gián tiếp, ly gián, gián điệp...
-
Dán: dán giấy, dán hồ, dán thư, dán mắt, dán thông báo...
Kết lại, bạn đọc nhớ cách viết gián đoạn mới đúng chính tả nhé. Ngoài ra nhớ phân biệt giữa dán và gián khi viết theo từng ngữ cảnh nha. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?