Giã ngoại hay dã ngoại? Giã man hay dã man đúng chính tả?

Chủ nhật - 15/09/2024 03:11

Giã ngoại hay dã ngoại, giã man hay dã man... là những trường hợp nhầm lẫn giữa giã hay dã. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ mách bạn cách phân biệt giã/dã chi tiết nhé. Đọc ngay nào!

gia hay da
Dã/giã dễ gây nhầm khi viết.


 

1. Viết giã ngoại hay dã ngoại?


Trước tiên, với trường hợp giã ngoại hay dã ngoại thì bạn đọc nhớ cho rằng: Cách viết dã ngoại là đúng chính tả tiếng Việt. Còn cách viết giã ngoại sai chính tả, không có nghĩa.

Việc nhiều người nhầm lẫn dã ngoại hay giã ngoại xuất phát từ thực tế nhầm lẫn giữa d và gi. Cụ thể từ giã hay dã đều có nghĩa trong tiếng Việt và khi phát âm thì tương tự nên gây viết sai như trường hợp căn dặn hay căn giặn, dò hay giò, gì hay dì...

Trong từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ "dã ngoại" là tính từ với nghĩa "ở ngoài trời, trong môi trường thiên nhiên và xa nơi đang cư trú". Trên báo chí, bạn đọc cũng sẽ thấy từ dã ngoại được sử dụng phổ biến, ví dụ các bài báo sau:

 

  • Đạp xe dã ngoại gần TP HCM cuối tuần

  • Giới trẻ Trung Quốc đi dã ngoại để kiếm người yêu

  • Hà Nội cấm trường học đi dã ngoại tự phát
     

>>>Đọc thêm: Dội nước hay giội nước đúng? Dội rửa hay giội rửa đúng?
 

2. Viết giã man hay dã man đúng?


Tương tự trường hợp giã ngoại hay dã ngoại thì với trường hợp này bạn đọc cần viết là dã man mới đúng chính tả nhé.

Cụ thể, dã man là tính từ được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt với nghĩa "tàn ác theo lối dã thú, hết sức vô nhân đạo". Ví dụ như các bài báo chúng ta thường thấy sau đây:
 

  • Cô gái bị nhốt, đánh đập dã man

  • 26 ngày bị tra tấn dã man của nữ sinh Hàn

  • Lời khai của vợ chồng nhốt, đánh cô gái dã man
     

3. Viết dân giã hay dân dã?

gia ngoai hay da ngoai
Dã ngoại, dã man, dân dã...



Tương tượng trường hợp giã ngoại hay dã ngoại, giã man hay dã man ở trên thì với trường hợp này bạn đọc cần viết dân dã mới đúng chính tả nha.

Cụ thể, từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ dân dã là tính từ có nghĩa "có tính chất mộc mạc, chất phác của người dân quê, của nơi thôn dã".

Một số ví dụ dùng từ "dân dã" thường thấy trên báo chí như sau:

 

 

4. Bảng phân biệt giã hay dã chi tiết


Có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa giã hay dã khi viết mà Nghệ ngữ đã tổng hợp thành bảng để bạn đọc tiện tham khảo hơn như sau đây.
 

Bảng phân biệt dã hay giã

Thắc mắc

Cách viết đúng chính tả

dã ngoại hay giã ngoại

dã ngoại

giã man hay dã man

dã man

dân giã hay dân dã

dân dã

 thuốc đắng dã tật hay giã tật

 thuốc đắng dã tật

giã giò hay dã giò

giã giò

dã dời hay giã rời

rã rời

dã giò hay giã giò

giã giò

 từ dã hay từ giã

tùy ngữ cảnh

diễn dã hay diễn giã

diễn giả

du dã hay dư giã

dư dả 

dã tràng hay giã tràng

dã tràng

dã đám hay giã đám

rã đám

dã định hay giã định

giả định (dấu hỏi)

giã gừng hay dã gừng

giã gừng

giòn giã hay dòn dã hay ròn rã

giòn giã

giục dã hay giục giã, giục giã hay dục dã

giục giã

món ăn dân dã hay dân giã

món ăn dân dã

thuốc đắng giã tật hay dã tật

thuốc đắng dã tật

điền dã hay điền giã

điền dã

 


Kết lại, giã hay dã là trường hợp gây nhiều nhầm lẫn trong tiếng Việt. Bạn đọc cần phân biệt đúng để tránh viết sai chính tả nha. Nếu còn thắc mắc bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây