Có lẹ chưa chộ là gì trong tiếng Nghệ?
Có lẹ chưa chộ là gì trong tiếng Nghệ An và Hà Tĩnh? Một bạn đọc ngoài tỉnh đã hỏi như thế mà Nghệ ngữ sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau nha.
1. Cò lẹ chưa chộ là gì?
Trong tiếng Nghệ, "cò lẹ" có nghĩa là "có lẽ", "chưa chộ" có nghĩa là "chưa thấy". Như vậy "cò lẹ chưa chộ" có nghĩa là "có lẽ chưa thấy". Để bạn đọc hiểu rõ hơn, Nghệ ngữ sẽ đưa ra ví dụ sau.
-
A hỏi: Không biết con Anh tìm thấy cái ví tiền chưa?
-
B người Nghệ trả lời: Cò lẹ chưa chộ (có lẽ chưa thấy mày ạ)
Tuy nhiên, trong một vài ngữ cảnh, "cò lẹ chưa chộ" mang nghĩa bày tỏ cảm xúc bất ngờ. Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói: Cò lẹ chưa chộ ai giỏi như rứa! (Có lẽ chưa từng thấy ai giỏi như thế).
Đây là những phương ngữ đặc biệt phổ biến ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên tùy theo từng vùng mà sẽ có cách nói nhấn nhá nên ngữ pháp có thể khác nhau. Dưới đây là một số biến thể của "cò lẹ chưa chộ" mà nghĩa không thay đổi.
-
Có lẽ chưa chộ: Kiểu nói cả tiếng phổ thông lẫn tiếng Nghệ
-
Có lẹ chưa chộ: Kiểu nói đặc trưng của người Hà Tĩnh
2. Tìm hiểu thêm về từ "cò lẹ" và từ "chộ" trong tiếng Nghệ
Để hiểu rõ hơn về "có lẹ chưa chộ" mời bạn đọc tìm hiểu thêm về từ cò lẹ/có lẹ và từ chộ nha. Về từ cò lẹ, bạn đọc tham khảo thêm bài viết cò lẹ tiếng Nghệ An là gì trước đó nhé.
Riêng từ "chộ" thì trong ngữ cảnh trên có nghãi là "thấy", "nhìn thấy".Ví dụ: Tau chưa chộ ai như hấn (tao chưa thấy ai như hắn). Tuy nhiên, từ "chộ" còn có nghĩa là "chỗ ngồi" trong ngữ cảnh khác nha. Ví dụ: Vô rạp phim dự chộ cho tau với (Vào rạp phim giữ chỗ ngồi cho tao với).
Hy vọng với chia sẻ ngắn ở trên đã giúp bạn đọc hiểu có lẹ chưa chộ là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nha.
>>>Xem thêm: Khu hấn là gì trong tiếng Nghệ?
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?