Về từ "chắc" trong ngôn ngữ xứ Nghệ
1. Từ "chắc" dùng với hoa màu, lương thực, cây cối
- Được mùa lạc: Lạc năm ni nhiều cổ mà rất chắc.
- Được mùa đậu: Độ trấy rành sây mà chắc.
- Được mùa lúa: Ló lổ đều mà rành chắc.
- Đi chặt củi về khoe: Bựa ni đi được gánh củi rành chắc.
- Ruộng mía cây to và mẫy: Cả rọng nhìn cơn mô cụng chắc.
- Chọn tre cứng làm nhà: Trọn tre đực cho chắc.
- Chọn tre làm đòn xóc đòn gánh: Trọn tre đặc cho dẻo mà chắc.
- Chọn tre, nứa, giang làm lạt: Đừng trọn cơn tra chắc quá dệ gạy.
2. Từ "chắc" sử dụng cho số ít
- Làm việc một mình: Mần một chắc.
- Ngủ một mình: Ngủ một chắc.
- Ăn một mình: Ăn một chắc.
- Đi một minh: Đi một chắc.
- Một mình ngồi học: Hoọc một chắc.
- Chẳng phải một mình: Nỏ chắc chi choa.
- Cua đồng béo: Dam chắc.
- Cua biển béo (cua gạch): Cua chắc.
- Một mình nhìn thấy: Chắc choa chộ.
- Ngồi khác một mình: Khóc một chắc.
- Rặn đẻ: Rặn một chắc.
3. Từ "chắc" dùng cho số nhiều
- Hai người vật nhau: Vật chắc.
- Hai người đánh nhau: Đập chắc.
- Hai người chửi nhau: Chưởi chắc.
- Chồng vợ đánh nhau: Gấy nhôông đập chắc.
- Vợ chồng chửi nhau: Gấy nhôông chưởi chắc.
- Hàng xóm chửi nhau: Hai nhà chưởi chắc.
- Hai nhóm đánh nhau: Hai bầy đập chắc.
- Hai làng chửi nhau: Hai làng chưởi chắc.
- Đi xem đánh nhau hoặc chửi nhau: Coi đập chắc - chưởi chắc.
- Trâu bò húc nhau: Tru bò báng chắc.
- Người thách thức : Mần chi chắc!
- Người hăm dọa : Biết tay chắc!
- Hôn nhau : Hun chắc.
- Cưới nhau: Cưới chắc.
- Thích nhau: Ưng chắc
- Hỏi nhau vấn đề gì đó: Hỏi chắc.
- Lừa nhau: Lừa chắc
- Giận nhau: Giận chắc.
- Ly hôn: Bỏ chắc.
- Giống nhau: Như chắc.
- Thích nhau: Ưng chắc
- Lừa nhau: Lừa chắc.
- Giống nhau: Như chắc.
- Ăn cơm nguội no lâu: Mần đọi cơm nguội chắc bụng.
- Vợ chồng không hôn thú: Hai đứa nớ về ở với chắc.
- Nam, nữ dắt nhau vào chỗ kín, người ngoài kháo nhau: Đố bay hai đứa vô đó mần chi chắc?
- Mặc đồ đồng phục: Họ mặc dôống chắc.
- Giấu nhau: Dấu chắc.
- Dọa nhau: Dọa chắc.
- Trốn nhau: Trốn chắc.
- Rủ nhau: Rủ chắc.
- Đuổi nhau: Đòi chắc.
- Chết một người: Chết một chắc.
- Sợ nhau: Hại chắc.
- Phá nhau: Mần hại chắc.
- Bắt ngồi giữa nắng: Giam chắc trửa nắng.
- Đông người cùng hành động: Nỏ phải chắc choa.
- Gặp nhau: Kháp chắc.
- Giúp nhàu: Giúp chắc.
- Dắt nhau đi: Dắc chắc.
- Dẫm đạp lên nhau: Đạp chắc.
4. Một số trường hợp dùng từ "chắc" khác trong cuộc sống người Nghệ
- Nam nữ tán tỉnh nhau: Cưa chắc
- Hai người hoặc nhiều người ngủ với nhau: Ngủ với chắc
- Nam nữ giao phối: Mần chắc, quắp chắc.
- Trâu, bò giao phối: Rặp chắc.
- Chó giao phối: Lẹo chắc.
- Rắn giao phối: Tắn quấn chắc.
- Gà chọi nhau: Ga trọi chắc.
>>> Xem thêm: Về từ "truột chạc", "mặt nạc đóm dày" trong tiếng Nghệ
Tác giả: Nguyễn Bá Vượng
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Học kỳ hay học kì? Kỳ thi hay kì thi? Cuối kỳ hay cuối kì?