Mắc công hay mất công có cùng nghĩa? Tiếng Nghệ mắc công là gì?
1. Mắc công hay mất công là gì?
Trong từ điển tiếng Việt, mắc công hay mất công là từ đồng nghĩa có nghĩa "bỏ thời gian và công sức ra làm việc gì một cách vô ích, không có hiệu quả".
Trong đó mắc công là phương ngữ, dùng như khẩu ngữ tại một số vùng miền. Còn mất công thì từ phổ thông, được sử dụng phổ biến hơn. Ví dụ: mất công tìm kiếm, nó không về đâu, đợi làm gì cho mất công...
Trên báo chí, từ "mất công" được dùng rất nhiều. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ bạn đọc sẽ thấy các bài viết sau:
-
Chính phủ bổ sung quy định về cấp sổ đỏ online giúp người dân đỡ mất công đi lại.
-
Điện thoại lạ thì nghe làm chi mất công.
-
Nghĩ mà nó chán, vừa mất tiền, còn mất công mà lại không ngon.
>>>Xem thêm: Dày dạn hay dày dặn kinh nghiệm? Phân biệt dạn hay dặn
2. Mắc công là gì trong tiếng Nghệ?
Nếu như trong từ điển tiếng Việt thì mắc công hay mất công cùng nghĩa, nhưng trong từ điển tiếng Nghệ thì mắc công sẽ mang nghĩa khác.
Cụ thể, tiếng Nghệ Tĩnh thì "mắc" có nghĩa là "bận" (ở trạng thái đang phải làm việc gì đó nên không thể làm việc nào khác). Vì thế "mắc công" có nghĩa là "đang bận công việc gì đó".
Ví dụ như sau:
-
A: Mai đi đền Cờn Nghệ An chơi không?
-
B (là người Nghệ): Mai mắc công rồi.
Như vậy, từ "mắc" tiếng Nghệ có nghĩa khác với tiếng Việt phổ thông. Bạn đọc nên lưu ý nhé.
Kết lại, tiếng Nghệ khuyên bạn nên dùng từ "mất công" khi diễn tả "bỏ thời gian và công sức ra làm việc gì một cách vô ích, không có hiệu quả". Điều này sẽ tránh được nhầm với từ "mắc công" trong tiếng Nghệ nha!
Viết bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Viết chiến sỹ hay chiến sĩ là đúng? Nên chọn cách viết nào?
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Top những câu đối hay về ông bà tổ tiên kèm giải nghĩa chi tiết
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân