Cách làm tro om - đặc sản xứ Nghệ Tĩnh
Cách làm tro om mà Nghệ ngữ giới thiệu trong bài viết sau là món mà người Nghệ ai cũng biết. Bởi tương tự nhút mít, tro (cây cọ trong tiếng phổ thông) là món quen thuộc thời đói nghèo.
Nhiều năm trước, cây tro bị tận thu để làm nhà phục vụ đời sống của bà con nên quả tro trở nên khan hiếm. Tro được bày bán khá nhiều. Không chỉ những người đã có tuổi mà ngay cả những người trẻ bây giờ, quả tro vẫn là một món ăn không thể bỏ qua khi đến mùa tro.
Tro om là một món ăn dân dã và quen thuộc. Cứ đến mùa tro là nhiều nhà cứ tay xách nách mang cho mình một rổ về om. Tro không chỉ biết đến với món om mà còn được chế biến thành nhút tro để ăn cùng với rau sống. Cùng Nghệ ngữ đến với món ăn cực kỳ đơn giản và là một phần tuổi thơ của rất nhiều bạn trẻ bây giờ.
1. Cách chọn tro ngon sành ăn chuẩn người Nghệ An
Bước đầu tiên để có món tro om ngon quan trọng nhất ở khâu chọn quả tro ngon. Có phải cứ quả tro to là ngon không? Người ăn tro sành biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy dẻo, dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp được tìm kiếm nhiều.
Khi màu vỏ quả tro bắt đầu chuyển sang xanh đen là lúc quả đã chín già, có thể hái xuống để nấu. Những quả cọ ngon nhất là những quả được lấy từ cây tro chưa bao giờ bị chặt lá. Quả của những cây đã bị chặt lá thường còi cọc, hạt to, vị chát, mất mùi vị đặc trưng của tro.
Người Nghệ An thường chọn tro nếp để làm tro om, sẽ đảm bảo được vị bùi, vị thơm và vị dẻo. Đó là ưu điểm của quả tro nếp.
2. Cách sơ chế quả tro để làm tro om đơn giản
Vỏ quả tro hay vị chát và xáp. Nếu để nguyên vỏ thì khi ăn sẽ không giữ nguyên được vị ngon của quả tro.
Chúng ta có thể dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ tro bên ngoài. Nếu nấu với số lượng ít, các bạn có thể dùng cách này. Nhưng nếu với số lượng nhiều có thể cho hết vào một cái rổ lớn. Sau đó cho rổ khác lên, úp lại và xoay tròn thật đều thì tất cả những vỏ của quả tro sẽ bong ra một cách rất sạch sẽ và nhanh.
Còn một cách nữa là các bạn có thể cho vào rổ to và dùng một đôi ủng sạch dùng chân chà hết vỏ. Xong rồi lấy vòi nước xịt sạch vỏ cho trôi hết, càng ít vỏ dính lại càng tốt. Sau khi làm sạch vỏ và rửa sạch thì chúng ta sẽ tiến hành om.
3. Cách làm tro om ngon chuẩn vị người Nghệ
Trong cách om tro thì độ nóng của nước rất là quan trọng. Nếu nước nóng từ 90 - 100 độ C thì coi như là tro đó hỏng hoàn toàn. Chúng ta sử dụng nước nóng khoảng 70 - 80 độ C.
Nếu nước nguội quá tro sẽ không chín, còn nóng quá sẽ làm cho quả bị cứng, mất hết vị béo bùi đặc trưng. Cho tro vào chén lớn, sau đó cho nước nóng đã chuẩn bị sẵn đổ vào tro. Chúng ta sẽ om tro trong vòng khoảng 30 phút.
Hết 30 phút, các bạn vớt tro ra để bớt nước. Vị chát đã biến mất, thay vào đó là vị béo béo ngậy ngậy của tro nếp. Quả tro om đúng là có hương vị không giống những loại quả thông thường. Không mặn, không cay, không chua mà cũng chẳng ngọt. Chỉ có vị béo béo, ngậy ngậy thông thường của lớp thịt tro vàng óng. Ai đã lỡ ăn lỡ thích thì sẽ nhớ mãi không thôi.
4. Những món ăn làm từ quả tro của người Nghệ
- Xôi tro: Xôi tro được làm từ tro om. Sau khi tro om chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của quả tro ra bát. Thịt tro đem trộn đều với gạo nếp, xóc chút muối rồi cho vào nồi hấp xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi tro càng hấp dẫn. Xôi tro chấm với muối vừng ăn là mê.
- Nhút tro: Quả tro ngoài làm món om thì còn có thể làm nhút. Mang tro om lấy thịt rồi dũng đũa quết cho mịn, xong đó cho gia vị vào. Cho vào tô, cho thêm lớp dầu ăn lên trên để được lâu. Khi làm nước chấm thì phi hành mỡ lên cho tro vào rồi cho xíu nước cho hỗn hợp sôi lên. Cái này làm mắm chấm rau sống thì ngon nhức nhối luôn.
5. Lưu ý trong cách làm tro om để ngon nhất
Trong thịt quả cọ có nhiều muối khoáng và một số chất đạm, chất béo, đường bột. Tuy nhiên, quả tro có vị chát và nếu ăn nhiều sẽ dễ gây táo bón, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn.Nếu các bạn luộc thì không nên luộc với lửa quá lớn vì sẽ làm hỏng quả tro. Tthịt quả không mềm mà sần cứng lại, không ngon.
Với những quả tro sau khi luộc xong mà thịt có những đường chân chim màu nâu hay màu đỏ là đã bị sâu, không nên ăn.
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều các món ăn từ trái tro. Ngoài ra, những người bị khó tiêu, đầy bụng cũng không nên ăn tro.
Ở trên là cách làm tro om chuẩn vị của người Nghệ Tĩnh. Nếu bạn có dịp về miền quê này đúng mùa tro thì đừng bỏ qua đặc sản xứ Nghệ này bạn nhé.
Tác giả: Nghệ ngữ
Tags: về xứ nghệ ăn gì
Ý kiến bạn đọc
-
Đây là một món ăn thôn quê, bình dân, mà ít người biết đếnThọ 19/12/2022 21:45
- Trả lời
- Thích 2
- Không thích 0
-
@Thọ chính xác bạn ạ, mà món này rất ngon!admin 19/12/2022 22:37
- Trả lời
- Thích 0
- Không thích 1
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Viết kỹ thuật hay kĩ thuật? Cách phân biệt kĩ hay kỹ
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? Giành giải hay dành giải?
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất