Top 4 cách làm củ kiệu muối nổi tiếng của người Hà Tĩnh
Cách làm củ kiệu muối có thể làm theo nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị từng vùng miền. Ở Hà Tĩnh, người dân nơi đây có đến 4 cách muối kiệu khác nhau như muối chua, muối với cà... Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết để bạn biết đến món đặc sản này nhé.
Cách làm củ kiệu muối "nhít bên đây, bên tây nỏ có"
Củ kiệu là một loại củ có màu trắng như củ hành tăm. Nhưng củ kiệu nhỏ hơn hành tăm một chút và có vị khác. Ở Hà Tĩnh, củ kiệu tròn, cay, đậm vị hơn so với giống củ kiệu ở miền Nam vốn thon, dài, xốp và ít vị cay.
Vì thế trong cách làm củ kiệu muối chua, người Hà Tĩnh làm rất kỹ. Bởi nếu muối không kỹ thì ăn sẽ cay chảy nước mắt như ăn mù tạt. So với người miền Nam, củ kiệu trong này muối vài ba hôm là ăn giòn, chua. Còn củ kiệu xứ Nghệ thì muối cần khoảng hơn nửa tháng, tùy vào thời tiết lạnh hay nóng mời ăn được.
Kiệu là cây rất độc đáo về hương vị. Từ lá, củ, lẫn rễ kiệu đều có thể dùng làm rau hoặc làm gia vị. Ví dụ ở Hà Tĩnh người dân nơi đây có cách làm gia vị củ kiệu rất độc đáo mà không nơi nào có gồm món mọc sườn có gia vị là rễ kiệu, và món cà muối với kiệu và món cá kho kiệu.
Thế nên, đến các vùng quê Hà Tĩnh, bạn hãy đến xem vại cà muối trường sẽ thấy củ kiệu và rễ kiệu trong đó. Hoặc ở xã Thạch Vĩnh – Thạch Hà, rễ kiệu được người dân rửa sạch, phơi khô rồi gói lá chuối gác chạn bếp để dành làm gia vị. Cụ thể, người dân ở đây sẽ thường khi ta ra chợ mua thì rễ kiệu đã bị xén bớt. Phần xén bớt đó, bà con rửa sạch, phơi khô rồi gói vào lá chuối khô, bọc thêm lớp mo cau, gác lên chạn bếp, dành đến mùa không có kiệu thì đem ra dùng. Rễ kiệu thực ra mùi thơm còn đậm đà hơn cả củ kiệu, có thể dùng làm gia vị kho cá, kho thịt, làm mọc với hương vị rất thơm, đưa đến cho người ăn khẩu vị mới lạ.
Ngoài ra, một số món cần kể đến như kiệu muối, dưa giá kiệu, hay dưa món có củ kiệu. Đặc biệt, củ kiệu xào lòng gà và món canh kiệu chua nấu thịt bò thì ngon thôi rồi, kiểu nhít bên đây, bên tây nỏ có mô!
Vì thế trong cách làm củ kiệu muối chua, người Hà Tĩnh làm rất kỹ. Bởi nếu muối không kỹ thì ăn sẽ cay chảy nước mắt như ăn mù tạt. So với người miền Nam, củ kiệu trong này muối vài ba hôm là ăn giòn, chua. Còn củ kiệu xứ Nghệ thì muối cần khoảng hơn nửa tháng, tùy vào thời tiết lạnh hay nóng mời ăn được.
Kiệu là cây rất độc đáo về hương vị. Từ lá, củ, lẫn rễ kiệu đều có thể dùng làm rau hoặc làm gia vị. Ví dụ ở Hà Tĩnh người dân nơi đây có cách làm gia vị củ kiệu rất độc đáo mà không nơi nào có gồm món mọc sườn có gia vị là rễ kiệu, và món cà muối với kiệu và món cá kho kiệu.
Thế nên, đến các vùng quê Hà Tĩnh, bạn hãy đến xem vại cà muối trường sẽ thấy củ kiệu và rễ kiệu trong đó. Hoặc ở xã Thạch Vĩnh – Thạch Hà, rễ kiệu được người dân rửa sạch, phơi khô rồi gói lá chuối gác chạn bếp để dành làm gia vị. Cụ thể, người dân ở đây sẽ thường khi ta ra chợ mua thì rễ kiệu đã bị xén bớt. Phần xén bớt đó, bà con rửa sạch, phơi khô rồi gói vào lá chuối khô, bọc thêm lớp mo cau, gác lên chạn bếp, dành đến mùa không có kiệu thì đem ra dùng. Rễ kiệu thực ra mùi thơm còn đậm đà hơn cả củ kiệu, có thể dùng làm gia vị kho cá, kho thịt, làm mọc với hương vị rất thơm, đưa đến cho người ăn khẩu vị mới lạ.
Ngoài ra, một số món cần kể đến như kiệu muối, dưa giá kiệu, hay dưa món có củ kiệu. Đặc biệt, củ kiệu xào lòng gà và món canh kiệu chua nấu thịt bò thì ngon thôi rồi, kiểu nhít bên đây, bên tây nỏ có mô!
2. Hướng dẫn 4 cách làm củ kiệu muối của người Hà Tĩnh
Như Nghệ ngữ đã đề cập, có nhiều cách làm củ kiệu muối khác nhau. Nhưng ở Hà Tĩnh có 4 cách muối kiệu truyền thống như sau.
2.1. Cách làm củ kiệu muối cà trường
Nguyên liệu cần có:
- Cà pháo: 10 kg
- Rễ kiệu: 1 kg (hoặc củ kiệu)
- Muối hột: 1,5 kg
- Vài khúc mía lau, một đọi cơm rượu
Cách làm chi tiết:
- Cà, kiệu nhặt rửa sạch, để ráo nước.
- Mía rửa sạch cho lên bếp than nướng chín, chẻ mỏng lát dưới đáy vại.
- Cà với kiệu, muối, cơm rượu trộn cho đều rồi sắp vô vại.
- Phủ trên cùng một lớp muối rồi dùng phên tre đậy lên, lèn hòn dằn (đá ong chuyên dùng lèn cà) thật nặng ép cho cà chiết nước ra ngoài. Để chừng một hôm mà nước cà chiết ra chưa ngập cà thì bà con phải đun thêm một miếng nước sôi để nguội thêm vào cho cà ngập dưới nước muối mới không bị đen và khú. Cà muối mặn với kiệu phải một tháng trở lên mới ăn được.
2.2. Cách làm cà muối kiệu xổi ăn liền
Nguyên liệu:
- Cà pháo: 800 gram
- Củ kiệu: 200 gram
- Muối: 50 gram
- Đường : 50 gram
- Nước: 1 lít
- Cơm rượu: 1 thìa canh
Cách làm:
- Cà, kiệu nhặt, rửa sạch, nếu kiệu miền Nam thì để nguyên củ, nếu kiệu Hà Tĩnh thì bà con phải dùng dao khứa đôi phần củ, nếu không nó sẽ không chín kịp với cà.
- Muối + đường + cơm rượu + nước trộn chung với nhau, đun sôi để nguội chừng 30 độ C thì trút vô cho ngập cà, lèn chặt, để chừng một tuần thì ăn được.
2.3. Cách làm món dưa chua giá và củ kiệu
Nguyên liệu:
- Kiệu: 200 gram (cả lá và củ)
- Giá đỗ: 200 gram
- Muối: 30 gram
- Đường: 30 gram
- Ớt : vài trái
- Dấm gạo: 1 thìa canh
- Nước: 500 ml
Cách làm:
- Kiệu nhặt lấy phần củ và lá còn tươi xanh, rửa sạch, cắt khúc, phần củ chẻ đôi.
- Đun sôi muối, đường, dấm và nước, để nguội chừng 30˚C thì cho kiệu vào muối trước vài ba ngày.
- Giá nhặt bỏ rể và chồi, chỉ lấy phần thân, rửa sạch vẩy ráo, chừng khi kiệu đã chua mớithả giá vào. Giá dễ chín nên chỉ cần để thêm chừng 8 – 10 giờ là ăn được. Dưa giá muối với kiệu ăn rất thanh, dùng để làm dưa ăn trong bữa cơm, dọn cùng món khai vị trong bữa tiệc, hoặc đem nấu canh thịt bò đều được.
2.4. Cách làm củ kiệu muối với dưa món
Trong dưa món ngày tết của người dân Hà Tĩnh, ngoài đu đủ, cà rốt, su hào, các họ thường thêm kiệu vào muối cùng. So với miền Nam, nhân dân thường ngâm kiệu riêng với dấm và đường, thì Hà Tĩnh không làm vậy. Củ kiệu được với nắng cho héo, rồi trộn chung với các loại củ khác để dâm nước mắm.
Ở đây tôi xin lưu ý một kinh nghiệm nhỏ. Củ kiệu có vị nhẫn đắng, để không lạm đến độ ngọt ngon của dua món, bà con nên giảm vị đắng của kiệt bằng cách muối xổi kiệu bằng công thức cà muối xổi trước mươi hôm cho kiệu chín rồi mới vớt ra trôn chung với dưa món, dầm thêm vài ba ngày thì ăn được.
3. Hướng dẫn một số món ngon từ củ kiệu muối chua
Với cách làm củ kiệu muối ở trên bạn có thể dùng như một món dưa chua bình thường. Hoặc cầu kỳ hơn bạn hãy thử một số món độc đáo từ củ kiệu như người Hà Tĩnh nhé.
3.1. Món mọc sườn rễ kiệu
Nguyên liệu:
- Sườn non: 500 gram
- Rễ kiệu khô: 20 gram
- Mộc nhĩ: 5 tai
- Gia vị: Hành khô, tỏi, ớt, tiêu, mật mía, nghệ tươi, nước mắm
Cách làm:
- Nên chọn sườn non ở phần cuối để có lắm xương sụn, sau đó đem bằm nhuyễn.
- Rễ kiệu ngâm nước cho nở mềm, vắt vào một chút chanh, rồi xả sạch, vắt khô.
- Tất cả gia vị và rễ đem băm nhỏ, rồi trộn cùng với thịt băm cho vào cồi giã nhuyễn.
- Mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết, nhặt bỏ gốc, rửa sạch, băm nhỏ, trộn vào sau khi thịt đã quết nhuyễn.
- Cắt khúc dẻ sườn khoảng 3 – 4cm, bọc áo một lớp mọc bên ngoài dẻ sườn, áo một miếng mỡ chài bên ngoài, xếp vô vỉ và nướng vàng trên than hồng. Trong quá trình nướng, thỉnh thoảng bà con cho vài tép tỏi đập dập và một nhúm rễ kiệu vào bếp than để tạo khói, mọc nướng có mùi khói xông sẽ rất hấp dẫn.
3.2. Cách làm canh củ kiệu muối chua với thịt bò
Nguyên liệu:
- Thịt bò thăn: 50 gram
- Nước dùng: 1 tô
- Dưa chua giá kiệu: 1 đọi
- Gia vị: Tỏi, hành khô, ớt tươi, hành lá, ngò gai
Cách làm:
- Hành tỏi ớt băm nhuyễn, phi thơm rồi trút tô nước dùng vào đun sôi.
- Thả đọi kiệu chua vào đun sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn.
- Thịt bò thái thật mỏng, thả vào đảo đều thì tắt bếp ngay, tra thêm hành hoa, ngò gai thái
Như vậy, với 4 cách làm củ kiệu muối ở trên bạn có thể chọn ra một cách làm thích hợp nhất. Nếu có thời gian bạn hãy thử tất cả 4 cách làm này nhé. Bởi mỗi cách sẽ cho hương vị rất khác nhau đấy! Chúc bạn thành công với món Nghệ này nhé!
Tác giả: Nghệ ngữ
Tags: về xứ nghệ ăn gì
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?