Cách làm bánh rán Nghệ An kiểu truyền thống chuẩn vị nhất
Cách làm bánh rán Nghệ An khác với món bánh rán ở miền Bắc hay miền Nam. Cụ thể từ nguyên liệu cho đến cách rán bánh người Nghệ cũng có hương vị đặc biệt, độc đáo hơn. Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết cách làm món bánh tuổi thơ này nhé!
1. Nhớ món bánh rán xứ Nghệ
Trong ký ức của người Nghệ Tĩnh, món bánh rán có lẽ là thức quà dân dã mà in sâu vào lòng nhất. Bánh rán giản dị, vị ngọt béo bùi kết hợp luôn có trong chiếc làn mẹ đi chợ về khiến mỗi người dù trưởng thành vẫn nhớ da diết.
Bánh rán xứ Nghệ có vị lạ, khác với món bánh tương tự ở miền Bắc hay miền Nam. Bánh rán xứ Nghệ có phần vỏ giòn rụm, phần nhân đậu xanh béo bùi và bề ngoài phủ một lớp đường cứng ngọt dịu. Không cần thêm vừng, thêm đủ loại nhân khác như bao miền, món bánh giản dị xứ Nghệ vẫn hấp dẫn và trở thành món ăn gây thương nhớ.
Tìm hiểu mới thấy, cách làm bánh rán Nghệ An Hà Tĩnh rất đặc biệt. Để tạo nên hương vị đặc trưng, người dân nơi đây bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu đến lúc cho ra lò món bánh nóng hổi, thơm ngon. Cụ thể món bánh rán muốn ngon, khâu đầu tiên phải chọn loại nếp đúng tiêu chuẩn, không quá dẻo, gạo nếp loại ngon, đem đi xay thành bột nước (bột sau khi xay xong thì cho vào chiếc túi vải thật dày để ép nước ra lấy bột). Chỉ có loại bột làm theo phương thức ấy khi mang rán bánh mới thật giòn mà để lâu không trở nên cứng và dai như những loại bột khác.
Ngoài ra, nhân bánh phải là nhân đậu xanh được hấp chín, tán nhuyễn có cho thêm đường. Khâu quan trọng nữa, bánh rán ngon hay không còn phụ thuộc ở khâu rán, nếu rán quá tay hay non tay đều hỏng. Rán bánh không dùng hoàn toàn dầu mà phải rán thêm chút mỡ lợn mới ngon. Mỡ phải đổ ngập nồi, đợi thật sôi mới thả bánh vào. Bánh khi mới cho vào nặng nên chìm ngay xuống đáy, khi nào chín sẽ nổi lên trên. Đây cũng là cách nhận biết để vớt bánh đúng thời điểm chín vàng.
Bánh rán xứ Nghệ có vị lạ, khác với món bánh tương tự ở miền Bắc hay miền Nam. Bánh rán xứ Nghệ có phần vỏ giòn rụm, phần nhân đậu xanh béo bùi và bề ngoài phủ một lớp đường cứng ngọt dịu. Không cần thêm vừng, thêm đủ loại nhân khác như bao miền, món bánh giản dị xứ Nghệ vẫn hấp dẫn và trở thành món ăn gây thương nhớ.
Tìm hiểu mới thấy, cách làm bánh rán Nghệ An Hà Tĩnh rất đặc biệt. Để tạo nên hương vị đặc trưng, người dân nơi đây bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu đến lúc cho ra lò món bánh nóng hổi, thơm ngon. Cụ thể món bánh rán muốn ngon, khâu đầu tiên phải chọn loại nếp đúng tiêu chuẩn, không quá dẻo, gạo nếp loại ngon, đem đi xay thành bột nước (bột sau khi xay xong thì cho vào chiếc túi vải thật dày để ép nước ra lấy bột). Chỉ có loại bột làm theo phương thức ấy khi mang rán bánh mới thật giòn mà để lâu không trở nên cứng và dai như những loại bột khác.
Ngoài ra, nhân bánh phải là nhân đậu xanh được hấp chín, tán nhuyễn có cho thêm đường. Khâu quan trọng nữa, bánh rán ngon hay không còn phụ thuộc ở khâu rán, nếu rán quá tay hay non tay đều hỏng. Rán bánh không dùng hoàn toàn dầu mà phải rán thêm chút mỡ lợn mới ngon. Mỡ phải đổ ngập nồi, đợi thật sôi mới thả bánh vào. Bánh khi mới cho vào nặng nên chìm ngay xuống đáy, khi nào chín sẽ nổi lên trên. Đây cũng là cách nhận biết để vớt bánh đúng thời điểm chín vàng.
2. Hướng dẫn chi tiết cách làm bánh rán Nghệ An chuẩn vị
Trong cách làm bánh rán Nghệ An Hà Tĩnh, người dân sẽ thực hiện theo công thức như sau.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp loại ngon: 3 kg
- Đỗ xanh: 0.5kg
- Đường: 0.5kg
- Muối: một ít
2.2. Cách làm bánh rán Nghệ An đúng chuẩn
Bánh rán có thể tìm mua ở mọi phiên chợ quê ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở đó mỗi hàng bánh rán giòn, nóng hổi ăn là ngon nhất. Và không cần quá cầu kỳ, nếu bạn quá nhớ quê, nhớ món bánh này có thể làm ngay tại nhà với cách làm như sau nhé.
Bước 1. Làm vỏ bánh rán
-
Gạo nếp đãi và ngâm với nước ít nhất 5 tiếng sau đó cho vào xay với nước.
- Đem lọc phần bột này và để khoảng 8 tiếng để bột khô dần. Bí quyết bạn thử ấn ngón tay xuống thấy bột lún nhẹ là được nhé.
Bước 2: Làm nhân bánh rán
-
Đậu xanh ngâm nước cho nở. Sau đó đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Đem đậu xanh đã nghiền đun với nước chuẩn bị ở trên thành hỗn hợp sánh đặc.
- Đợi hỗn hợp nguội thì đem vo thành các viên tròn. Lưu ý, cách làm bánh rán Nghệ An truyền thống không thêm dừa hay nhân khác ở khâu này nhé.
Bước 3: Làm bánh rán
-
Nhào bột ở trên cho dẻo và tiến hành véo để làm thành những viên cơ trái chanh, sau đó dàn mỏng cho nhân đậu xanh vào và vo lại.
-
Bánh rán Nghệ Tĩnh truyền thống có thể vo tròn hoặc làm dẹt tùy thích nhé.
- Lấy chảo chiên chút mỡ lợn để tăng vị béo. Đây là bí quyết để có món bánh rán xứ Nghệ chuẩn vị nha. Sau đó cho dầu ăn vào đổ ngập, đun thật sôi.
- Thả từng chiếc bánh rán đã nặn ở trên vào và rán.
- Đợi bánh nổi lên, chín vàng thì vớt ra.
Bước 4: Ngào đường
- Hòa tan đường với một ít nước sôi.
- Vừa đun vừa khuấy đến khi nước đường sủi bọt thì cho bánh rán vào đảo nhẹ đến khi đường bám khô có màu trắng đục trên bánh rán là được.
- Vớt bánh rán ra nhanh để tránh bánh rán cháy.
- Thưởng thức bánh rán khi còn nóng.
Ở trên là chi tiết cách làm bánh rán Nghệ An Hà Tĩnh mà Nghệ ngữ giới thiệu đến bạn đọc. Với món bánh này, ngon nhất là thưởng thức ở thời điểm vừa làm xong, bánh càng nóng lại càng đậm vị và giòn rụm. Đặc biệt, về quê xứ Nghệ mùa rét, có miếng bánh rán nóng hổi, ăn và nhâm nhi bên ấm nước chè xanh thì không còn gì bằng!
Tác giả: Nghệ ngữ
Tags: về xứ nghệ ăn gì
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?