Hỏi đáp tiếng Nghệ: Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Một bạn đọc hỏi: Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì? Xin thưa, "chộ" có nghĩa là "thấy", "nhìn thấy" trong tiếng phổ thông. Ngoài ra "chộ" còn có nghĩa là "chô". Ở bài viết sau Nghệ ngữ sẽ nói rõ hơn về các trường hợp dùng từ chộ trong ngôn ngữ địa phương Hà Tĩnh nha.
1. Chộ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Không chỉ ở Hà Tĩnh mà ở Nghệ An vẫn dùng từ "chộ". Vậy từ chộ trong tiếng Hà Tĩnh là gì? Xin thưa, "chộ" có nghĩa là "thấy", "nhìn thấy" - một động từ trong tiếng Nghệ. Tuy nhiên do cách nói của người Nghệ hay "lẫn lộn" dấu nặng và dẫu ngã nên từ "chộ" còn có nghĩa là "chỗ".
Để bạn đọc hiểu rõ hơn Nghệ ngữ sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể như sau nhé.
1.1. Các trường hợp từ "chộ" có nghĩa là "thấy"
Ở nghĩa thứ nhất, "chộ" trong tiếng Nghệ Tĩnh có nghĩa là "thấy", "nhìn thấy" chúng ta thường bắt gặp một vài ví dụ như sau:
- Chộ đàng: Thấy đường.
- Chộ o nớ đẹp: Thấy cô con gái kia đẹp.
- Có chộ chi mô mồ: Có thấy gì đâu nào.
- Mi chộ chi chưa: Mày nhìn thấy gì chưa?
- Tau chộ cân nớ xấu = Tao thấy con đó xấu.
Hoặc nếu bạn đọc tìm hiểu về ca dao tục ngữ thành ngữ Nghệ Tĩnh sẽ thấy có rất nhiều câu dùng từ chộ như sau:
- Enh chộ em ít nói, ít cười/ Mới dốc lòng chờ đợi chín mười năm ni (Anh thấy em ít nói, ít cười/ Mới dốc lòng chờ đợi chín mười năm nay.
- Chộ ngài ta mần, mình xách mấn chạy (Thấy người ta làm, mình xách váy chạy)
Như vậy, có thể thấy rằng động từ "chộ" với nghĩa "thấy", "nhìn thấy" được dùng rất phổ tiếng trong tiếng Nghệ. Tuy nhiên, nó còn mang nghĩa khác nếu dùng trong ngữ cảnh sau.
1.2. Chộ còn có nghĩa là "chỗ"
Trong bài viết Top 5 điều thú vị về tiếng Hà Tĩnh Nghệ ngữ đã nói rằng: "Người Hà Tĩnh thường "lẫn lộn" các thanh điệu như huyền (\), sắc (/), nặng (.), hỏi (?), ngã (~), không dấu rất nhiều. Ví dụ, nếu trong tiếng phổ thông nói "suy nghĩ" thì người Hà Tĩnh nói "suy nghị", "kỹ càng" thành "kỵ càng", "chặt củi" thành "chặt cúi", "kỹ thuật" thành "kỷ thuật", "thịt gà" thành "thịt ga"...
Từ "chộ" trong trường hợp này vì thế mà mang nghĩa "chỗ". Cụ thể hơn bạn đọc có thể thấy trong các ví dụ như sau:
- Dừ ở chộ mô rứa?: Giờ mày ở chỗ nào thế?
- Mi dự cho tau chộ ngồi tí : Mày giữ cho tao chỗ ngồi xíu.
- Tau chộ cấy chộ nớ đẹp: Tao thấy cái chỗ kia đẹp
- Nhường chộ cho cạy tra: Nhường chỗ cho người già.
Như vậy, qua các ví dụ này, "chộ" mang nghĩa "chỗ", "chỗ ngồi", là một danh từ, không phải động từ như ở trên.
2. Tổng kết về từ chộ trong tiếng Hà Tĩnh
Như vậy, từ "chộ" trong tiếng Hà Tĩnh tùy theo từng ngữ cảnh mà có thể là động từ hoặc danh từ. Trong đó, đa phần các trường hợp dùng từ "chộ" như một động từ với nghĩa "thấy", "nhìn thấy".
Nếu bạn đọc là người ngoài tỉnh, vẫn chưa hiểu chộ tiếng Hà Tĩnh là gì thì hãy căn cứ vào từng câu nói nha. Hoặc để tiện hơn bạn đọc có thể ghi lại sau đó nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ để Nghệ ngữ giải đáp chi tiết hơn nhé.
>>>Xem thêm: Hỏi đáp tiếng Nghệ: Bẹp tiếng Nghệ An là gì?
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?