Hỏi đáp tiếng Nghệ: Nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì - phải chăng đơn giản chỉ là cách nói "không" theo nghĩa phổ thông? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu kỹ hơn về từ "nỏ" rất phổ biến trong cuộc sống người Nghệ nhé.
1. Nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì?
Bạn đọc ngoài tỉnh hẳn thường nghe người Nghệ nói "nỏ nhởi", "nỏ mô", "em nỏ", "enh nỏ"... Vậy "nỏ" ở đây có nghĩa là gì?
Xin thưa với bạn đọc, "nỏ" trong tiếng Nghệ có nghĩa là "không". Như vậy nếu nghe những câu trên sẽ có nghĩa như sau:
-
Nỏ nhởi = không chơi
-
Em nỏ = Em không (đồng ý)
-
Nỏ mô = không đâu
-
Enh nỏ = Anh không (đồng ý)
Như vậy từ nỏ trong tiếng Hà Tĩnh Nghệ An có nghĩa là "không", một cách từ chối việc gì đó. Lưu ý với bạn đọc, tùy theo vùng mà người Nghệ có thể dùng từ "nỏ" với một câu hoàn chỉnh (ví dụ "em nỏ biết"). Nhưng có vùng thích nói ngắn, nói tắt chỉ từ "nỏ" mà thôi nhé.
Tất nhiên, tương tự từ "không" trong tiếng Việt phổ thông, đôi khi nói "không" mà "có". Người Nghệ vì thế đôi khi nói "nỏ" mà "tình trong như đã" - tức chỉ từ chối bề ngoài thôi chứ trong lòng đã thầm đồng ý.
Việc này rất quan trọng nếu bạn đọc ngoài tỉnh lỡ yêu người Nghệ nha. Ví dụ bạn học cách thả thính bằng tiếng Nghệ và cô gái, chàng trai xứ Nghệ nói "nỏ" thì đừng vội buồn vì nghĩ họ từ chối nhé. Hãy biết rằng, trong trường hợp này "nỏ" chỉ là nói không bề ngoài thôi chứ trong bụng "thích thầm rồi".
2. Từ nỏ còn nghĩa nào khác?
Nếu bạn về quê hương xứ Nghệ sẽ thấy người Nghệ dùng từ "nỏ" rất nhiều. Và càng ngẫm nghĩ về từ "nỏ" bạn sẽ thấy từ này rất thú vị, mang nhiều hàm ý, ý nghĩa xa hơn mặt chữ vốn có.
Ví dụ, bạn đọc thử nghe bài hát Lỡ hẹn với dòng Lam của nhạc sĩ Lê Xuân Hòa có đoạn:
Anh nỏ ngỏ lời em chờ đợi sớm hôm
Vì hoa đến thì thì hoa phải nở
Em xuống bến đò em về bên nớ
Nước mắt nhạt nhòa theo mái chèo buông
Từ "nỏ" trong câu "anh nỏ ngỏ lời" rất có sức nặng. Dĩ nhiên, chúng ta có thể dùng từ "không" thay thế thành: "Anh không ngỏ lời". Nhưng bạn thử nghe mà xem, từ "nỏ" mới hay nhất, qua từ "nỏ" tác giả không chỉ nói được sự chờ đợi mà còn mang nghĩa trách móc, giận hờn "sao anh không chịu ngỏ lời".
Đó cũng là một trong những điều tuyệt vời của tiếng Nghệ mà chúng ta cần gìn giữ!
Với giải thích như trên bạn đọc đã hiểu nỏ tiếng Hà Tĩnh là gì chưa? Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé. Mong sớm nhận được tin nhắn từ bạn đọc để cùng lan tỏa tiếng quê ta nha.
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?