Mô tiếng miền Trung là gì? Giải đáp từ mô trong tiếng Nghệ?
Mô tiếng miền Trung là gì và nỏ có chi mô tiếng miền Trung là gì? Hãy cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết và đầy đủ về từ mô trong tiếng Nghệ Tĩnh nhé!
1. Mô tiếng miền Trung là gì?
Mô tiếng miền Trung là gì? Xin thưa với bạn đọc từ "mô" trong tiếng miền Trung vùng Nghệ An và Hà Tĩnh có 2 nghĩa: (1) "mô" có nghĩa "đâu" và (2) "mô" có nghĩa là "nào".
Để hiểu giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tiếng miền Trung mô là gì theo 2 nghĩa này thì Nghệ ngữ sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau.
"Mô" có nghĩa là "đâu":
-
Từ "mô" lúc này thường dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói. Ví dụ người Nghệ Tĩnh nói: Mô có = đâu có; Mô ra = đâu ra; Mô mồ = đâu nào; Mần chi ở mô = Làm gì ở đâu...
-
Hoặc một số bạn đọc hỏi nỏ có chi mô tiếng miền Trung là gì thì từ mô cũng có nghĩa là "đâu". Cụ thể nỏ có chi mô = không có gì đâu. Ví dụ một người Nghệ giúp đỡ bạn và bạn cảm ơn người Nghệ này thì họ thường nói "nỏ có chi mô" (không có gì đâu...).
"Mô" có nghĩa là "nào":
-
Từ "mô" lúc nào thường dùng trong câu hỏi, câu nghi vấn của người Nghệ.
-
Ví dụ người Nghệ hay nói: Khi mô đi = Lúc nào đi; Khi mô cưới gấy = Lúc nào cưới vợ; Khi mô về = lúc nào về...
Tương tự, bạn đọc có thể biết chi mô tiếng miền Trung là gì nhé. Cụ thể "chi mô" có nghĩa là "gì đâu". Ví dụ nỏ can chi mô = không sao đâu; Cò chộ chi mô = có thấy gì đâu...
>>>Xem thêm: Rứa là gì? Giải đáp chi tiết về từ rứa trong tiếng Nghệ
2. Mô tê tiếng miền Trung là gì?
Ở trên là giải thích để bạn đọc biết từ mô tiếng miền Trung là gì còn dưới đây Nghệ ngữ sẽ giải thích chi tiết hơn để bạn đọc hiểu mô tê tiếng tiếng miền Trung là gì nhé.
Trên thực tế, nếu để nguyên hai từ "mô tê" thì có nghĩa là "đâu kìa" - một hư từ, không có nghĩa. Người Nghệ rất ít khi nói "mô tê" mà thường tác hai từ này riêng ra. Với từ mô bạn đọc có thể hiểu theo 2 nghĩa ở trên, còn từ "tê" thì có nghĩa là "kia". Ví dụ sau để bạn đọc hiểu từ tê có nghĩa là gì nha.
-
Mốt tê = Ngày kia
-
Mai tê = Mai kia
-
Khi tê = Thời xưa/ lúc xưa/ thời trước
-
Tê tề = Kia kìa
-
Bên tê = Bên kia
Ngoài ra, một số vùng ở Nghệ Tĩnh còn nói từ "tê" để thể hiện cảm xúc thất vọng. Ví dụ nghe tin con thi đại học điểm thấp họ sẽ thốt lên "tê..." (kiểu tê tái) thể hiện cảm xúc này.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu từ mô tiếng miền Trung là gì rồi nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nha.
>>>Xem thêm: Nỏ tiếng Nghệ An là gì? Giải đáp chi tiết về từ nỏ
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Viết kỹ thuật hay kĩ thuật? Cách phân biệt kĩ hay kỹ
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? Giành giải hay dành giải?
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất