Thôi cấy tiếng Nghệ An là gì? Tìm hiểu nghĩa chi tiết!
Thôi cấy tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc, từ thôi cấy có nghĩa là "thôi đi", "thôi dùm cái" nhé. Cùng Tiếng Nghệ tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Thôi cấy tiếng Nghệ An là gì?
Một bạn đọc ngoài tỉnh nhắn tin tới Nghệ ngữ: "Mình quen một cô bạn gái người Nghệ, thỉnh thoảng bạn ấy hay nói "thôi cấy", vậy từ này nghĩa là gì?"
Thưa với bạn đọc, "thôi cấy" có nghĩa là "thôi nhé", "thôi đi", "thôi dùm cái". Đây là một khẩu ngữ dùng để biểu thị cảm xúc rằng "dừng lại được rồi đấy".
Ví dụ hơn để bạn đọc hiểu nhé!
-
A: Cho anh nắm tay cái nhé!
-
B: Thôi cấy! (không được nắm tay)
Hoặc trong một vài ngữ cảnh, người Nghệ nói "thôi cấy" với ý bực tức, không đồng tình. Ví dụ bạn đang làm sai chuyện gì đó họ biết được họ nói "thôi đi cấy", hoặc "thôi cấy" thì hiểu là "hãy dừng lại, đừng làm sai nữa".
2. Tê tiếng Nghệ An là gì?

Cùng với thôi cấy thì từ tê cũng được dùng nhiều trong tiếng Nghệ. Vậy tê tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc tùy theo ngữ cảnh mà có nghĩa khác nhau.
Nghĩa thứ nhất, tê là cảm giác tê buốt theo nghĩa phổ thông. Ví dụ "tau nghe tê tay tê chin" thì hiểu "tao nghe lạnh tay lạnh chân, rùng mình".
Nghĩa thứ hai, tê là từ biểu hiện cảm xúc người nói. Ví dụ một người đang bưng mâm cơm bị vấp đổ xuống nhà thì người Nghệ thốt lên "tê" (vần ê kéo dài) - với ý "thật là hết nói nổi nữa rồi".
3. Chộ mở nghĩa là gì?
Một từ khác mà bạn đọc cũng hỏi trên Fanpage Tiếng Nghệ rằng người Nghệ hay nói "chộ mở cựa rồi", "chộ mở" rồi nghĩa là gì. Xin thưa, chộ ở đây nghĩa là thấy, như vậy chộ mở có nghĩa là "thấy mở" rồi.
Ví dụ: "Tau chộ mở cựa" rồi thì hiểu "tao thấy mở cửa rồi".
Hy vọng, bài viết ngắn này sẽ giúp bạn đọc hiểu thôi cấy tiếng Nghệ An là gì và các từ khác như chộ mổ, tê... Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc vui lòng để lại bình luận nhé!
>>>Xem thêm: Mự là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?