Đọi là gì và rửa đọi là gì trong tiếng Nghệ Tĩnh?
1. Đọi là gì?
Đọi là gì trong cách gọi của người Nghệ Tĩnh? Thông tin ngay đến bạn đọc "đọi" chính là "cái bát", "cái chén" dùng để ăn cơm nha.
Đây là phương ngữ xứ Nghệ. Người Nghệ An và Hà Tĩnh không nói "cái bát", "cái chén" mà nói "cái đọi". Ví dụ "vô lấy cấy đọi ra ăn cơm" thì hiểu là "vào lấy cái bát ra ăn cơm".
Tương tự, bạn đọc dễ dàng biết rửa đọi là gì. Cụ thể rửa đọi chính là rửa bát/rửa chén sau khi ăn xong. Ví dụ, ăn xong mẹ dặn "ra rửa đọi cấy" thì hiểu "mang chén/bát ra rửa" nhé.
Trong cuộc sống người Nghệ, từ "đọi" được dùng rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ người Nghệ dặn nhau "lời nói đọi máu" với phương châm ngụ ý: lời ăn tiếng nói có sức nặng, có thể làm đau lòng người khác, chính vì thế mà nên lựa lời mà nói. Đừng vì tức giận mà nói ra những lời không hay.
Hoặc người Nghệ hay phê bình con cái "ăn không nên đọi nói không nên lời". Vậy ăn không nên đọi nói không nên lời là gì? Xin thưa với bạn đọc câu này có nghĩa bóng để chỉ người làm không nên việc gì, làm đâu hỏng đó, làm việc dở dở ương ương, kết quả không được tốt.
Khi người Nghệ phê bình "đồ ăn không nên đọi nói không nên lời" thì hiểu "cần thay đổi, phấn đấu hơn nữa, đừng có sống làng nhàng, không ra trò trống gì".
2. Một số từ tiếng Nghệ thường gặp khác
Ngoài việc hiểu cái đọi tiếng Nghệ An Hà Tĩnh là gì thì bạn đọc cũng nên biết một số phương ngữ xứ Nghệ thường gặp trong bữa cơm như:
-
Mươn: Bàn dùng để ăn ngày xưa, bây giờ ít gia đình dùng
-
Cenh: Canh
-
Cấy môi: cái muôi/vá múc canh
-
Đụa: Đũa
-
Tréch bù: Nồi kho cá
-
Bù: bầu (bù đỏ = bí đỏ)
-
Náng: Nướng
-
Nhút: Món ăn làm từ quả mít muối chua
Bây giờ bạn đã hiểu đọi là gì, rửa đọi là gì trong tiếng Nghệ rồi chứ? Nếu còn thắc mắc nào khác hãy nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ nhé.
>>>Xem thêm: Rứa là gì? Giải đáp chi tiết về từ rứa trong tiếng Nghệ
Tác giả: Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Viết kỹ thuật hay kĩ thuật? Cách phân biệt kĩ hay kỹ
-
Xêm xêm là gì? Viết xêm xêm hay sêm sêm mới đúng chính tả?
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Giòn hay dòn? Rán giòn hay dòn, giòn tan hay dòn tan?
-
Giành chiến thắng hay dành chiến thắng? Giành giải hay dành giải?
-
Cập nhật giá thuê xe 4 chỗ tại Vinh (Nghệ An) mới nhất
-
Top 7 địa chỉ cho thuê xe máy ở TP Vinh (Nghệ An) tốt nhất