Khi nào viết i ngắn và y dài? Cách dùng i ngắn và y dài đúng chuẩn
Khi nào viết i ngắn và y dài? Dù có rất nhiều tranh cãi về cách viết y dài và i ngắn nhưng tựu trung chúng ta có thể chọn cách viết như sau nhé! Tìm hiểu ngay!
1. Khi nào viết i ngắn và y dài?
Nếu bạn gõ tìm kiếm "khi nào viết i ngắn và y dài" trên Google thì sẽ nhận được các bài viết có ý kiến khác nhau. Vậy nên tin theo cách viết y dài và i ngắn nào?
Thưa với bạn đọc, dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo Nghệ ngữ bạn chỉ cần nhớ cách dùng i ngắn và y dài như sau:
-
Viết i ngắn (i) trong các trường hợp, sau các phụ âm s, x, n, v. Ví dụ: bác sĩ, tiến sĩ, ca sĩ, xi mạ, ni lông, vĩ đại…
-
Viết i dài (y) trong các trường hợp (chủ yếu là từ Hán Việt): Sau các phụ âm t, k, m, h, qu, l. Ví dụ viết lý do (thay vì lí do), viết kỹ năng thay vì kĩ năng, viết ích kỷ thay ích kỉ...
Cụ thể hơn, nếu bạn đọc chưa biết khi nào dùng i ngắn y dài thì có thể nhớ theo bảng sau nhé:
Phụ âm |
Từ thuần Việt |
Từ Hán Việt |
h |
(cười) hi hi (mắt) ti hí, hí hoáy hỉ mũi, hủ hỉ, hỉ hả |
du hý, hý trường, hý viện hiếu hỷ, hỷ xả, song hỷ, cung hỷ |
k |
kì cọ, kì kèo kí cóp, kí (kilôgam) X X kĩ tính, kĩ càng |
kỳ vọng, kỳ thi, ly kỳ, quốc kỳ du ký, chữ ký, ký âm, ký giả; ký sinh đố kỵ, kỵ binh, ngày kỵ (giỗ) kỷ luật, kỷ yếu, kỷ niệm, thế kỷ kỹ nữ, kỹ thuật, tạp kỹ |
l |
li (milimét), li (cốc), (giấy) ô li, li (quần), li bì, li ti lì lợm, nhẵn lì, lì xì (điệu) lí, (nói) lí nhí (đã bảo mà) lị |
(quẻ) ly, ly hôn, hợp lý X lý thuyết, hương lý, hải lý tỉnh lỵ, kiết lỵ |
m |
(bọn) mi, mi ca, nốt mi mì (sắn), bột mì, mì chính mụ mị X |
tu my nhu mỳ mỵ dân |
s |
cây si, nốt si đen sì, sì sụp mua sỉ X |
ngu si, si tình X sỉ nhục sĩ tử, sĩ phu, sĩ diện |
t |
đinh ti, ti trôn, (bé) ti ti, ti toe tì (tay), tì vết, (uống) tì tì tí hon, tí tách, tí toáy tỉ tê, tỉ mỉ, (khóc) tỉ ti tị nạnh |
ty (sở), tự ty, công ty tỳ (lá lách), tỳ bà, tỳ thiếp, tỳ tướng (năm) tý tỷ lệ, tỷ dụ, tỷ thí tỵ nạn, (năm) tỵ |
2. Vì sao nên phân biệt khi nào viết y và i
Nếu tìm hiểu về câu chuyện khi nào viết i ngắn và y dài bạn sẽ thấy chuyện này được bàn luận rất nhiều.
Có ý kiến từng cho rằng, viết i ngắn hay y dài đều được vì lý do: các trường hợp đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả. Ví dụ lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật hoặc lý luận, kỹ thuật, mỹ thuật đều như nhau cả nên tốt nhất là nhập hai cách viết đó làm một, chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài cho nhất quán và giản tiện.
Tuy nhiên, các ý kiến khác thì cho rằng cần phân biệt khi nào dùng i ngắn và y dài vì các lý do cụ thể sau:
-
Qua ngữ cảm bản ngữ, một số từ viết i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì ở chỗ này chỗ khác. Ví dụ nên viết lễ kỷ niệm ngày cưới thay vì lễ kỉ niệm ngày cưới...
-
Một số từ nếu viết i ngắn nó mất đi sự trong sáng: Ví dụ nên viết hy sinh thay vì hi sinh, hy vọng thay hi vọng...
-
Nếu sáp nhập cách viết i và y thì nó mất đi sự phong phú. Ví dụ, giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”.
-
Nhiều từ nên viết y dài để thể hiện sự trang trọng: Kỳ vọng, công ty...
3. Một số ví dụ cách dùng y dài và i ngắn
Trên chuyện mục Hỏi đáp tiếng Nghệ, chúng tôi đã nhiều lần đề cập câu chuyện khi nào viết i ngắn và y dài. Dưới đây là một số vị dụ thêm để bạn đọc dễ nhớ:
Ví dụ |
Cách viết đúng |
Một tỉ hay tỷ |
tỷ |
Mĩ hay Mỹ |
Mỹ |
hợp lý |
|
Tỉ hay tỷ đồng |
tỷ đồng |
Cái li hay cái ly |
cái li |
chữ ký |
|
Tỉ lệ hay tỷ lệ |
tỷ lệ |
ỷ lại |
|
chiến sĩ |
Kết lại, bạn đọc nhớ cho cách dùng i ngắn và y dài như sau: Viết i ngắn (i) trong các trường hợp, sau các phụ âm s, x, n, v. Viết i dài (y) trong các trường hợp (chủ yếu là từ Hán Việt) sau các phụ âm t, k, m, h, qu, l. Nếu còn thắc mắc bạn đọc nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?